Mấu chốt vấn đề thường hay xảy ra nhất chính là việc phân tán sự tập trung và các nguồn lực khỏi những gì công ty làm tốt nhất – và bất kì "chiến lược” nào được đưa vào như là một kết quả của quyết định đó đều không đạt hiệu quả bởi vì nó thiếu mất đi sự tập trung cần thiết.
Bài viết này là một hướng dẫn bao gồm 5 bước nhằm giúp bạn có được một chiến lược truyền thông qua nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. Hy vọng là sau khi đọc hết bài này, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn trước những phóng đại truyền thông (hype) của báo chí và có được cái nhìn rõ hơn về việc làm thế nào để tích hợp các nền tảng đó cùng với nhau một cách hiệu quả nhất.
Đầu tư các nguồn lực vào các mạng xã hội vẫn đang là một trận chiến đối với nhiều doanh nghiệp, và sự phân tán chính là kẻ thù lớn nhất đối với các khoản đầu tư. Với một "chiến lược” vẫn chưa được xác định rõ ràng mà khi nhảy vào một nền tảng mạng mới ra đời, thì thường đó chính là hậu quả của các sự đồn thổi truyền thông, các nhà quản lí thường xem xét những kế hoạch tổng thể chính xác như là: những sự đồn thổi về truyền thông không đạt được những mục tiêu kinh doanh.
Sự phân mảnh xảy ra thường vì hai lí do:
Một nền tảng mạng xã hội "đến” và ngay lập tức nhận được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông về công nghệ. Và cuối cùng, đội ngũ làm marketing sẽ "nghe về/ nghe theo” các phóng đại đó và bắt đầu "thử nghiệm”. Nếu như họ đặc biệt thích nền tảng đó, họ sẽ tập trung các nguồn lực vào và đó cũng chính là lúc mà nền tảng đó sẽ được đầu tư nhiều hơn những nền tảng còn lại.
Và khi mà một nền tảng được phát triển, nó sẽ không được tích hợp tốt vào một hệ thống mạng xã hội khác lớn hơn. Cho nên cuối cùng, nền tảng đó phải vận hành như một cái ống và không có sự liên hệ với các hệ thống khác bên ngoài.
Tôi sẽ giải quyết các vấn đề này theo năm bước sau đây:
1. Độ bao phủ và các vấn đề về nhân khẩu học:
Dạo gần đây tôi có tham gia một buổi trao đổi mà ở đó tôi được đặt một câu hỏi như thế này " Liệu chúng tôi nên tập trung vào mạng xã hội nào ?”- đó là một câu hỏi khó trả lời với quá ít thông tin như thế. Thế nhưng, câu trả lời hiển nhiên nhất vẫn sẽ đến từ sự thấu hiểu rõ ràng về quy mô và thành phần của người dùng của chính mạng xã hội đó.
Nếu như một mạng xã hội đáp ứng được nhu cầu của bạn về đối tượng tiếp nhận thông tin, thì rất có thể nó đáng để bạn khai thác sâu thêm.
Những sự đồn thổi thông tin về mạng xã hội thường được đính chính bằng tỉ lệ tăng trưởng phần trăm, và điều này vô hình chung tạo ra một tâm lí về việc thích nhảy vào vào các mạng xã hội, nơi mà có vẻ như sự tham gia vào thôi cũng sẽ dẫn tới sự giàu có không giới hạn. Thế nhưng, tỉ lệ tăng trưởng không đồng nghĩa với có nhiều người sẽ tiếp nhận thông điệp của bạn, và đây cũng là một yếu tố cực kì quan trọng trong việc đánh giá các vấn đề về việc làm khống số liệu.
Với giới chuyên môn, Facebook được lựa chọn đơn giản vì nó có được độ phủ sóng và có nhiều phân khúc khác nhau để đáp ứng các nhu cầu của đa số các doanh nghiệp, cho nên một lời khuyên của tôi là tốt nhất là bạn nên tận dụng và khai thác nó một cách tốt nhất..
Độ phủ sóng của các mạng xã hội, Nielsen, tháng 8, 2012
Facebook dẫn đầu về độ phủ sóng và cả mức độ được truyền thông nhắc tới. Pinterest reach được ít so với Twitter trong khi rõ ràng Pinterest là một chủ đề hấp dẫn hơn trên mặt báo.
2. Chức năng của nền tảng chính
Đôi lúc, tôi nói rằng việc sử dụng các công cụ mạng xã hội không liên quan gì đến độ phủ sóng của bạn cả. đặc biệt, tôi muốn nhấn mạnh đến những mạng như Pinterest và Instagram.
Trong quá trình làm việc với báo Grazia, tôi đã dành ra một chút thời gian để lướt qua Pinterest – một mạng mà tôi nghĩ là nó có những tính chất phù hợp với đối tượng của tờ báo này. Thế nhưng bởi vì chúng tôi không bán bất cứ thứ gì qua mạng, cho nên tôi cũng không thể nhận đinh chính xác được việc sử dụng Pinterest sẽ giải quyết được cái gì cho chúng tôi - lượng truy cập vào mạng này ở Anh quốc có thể làm cho chúng tôi tăng tính tương tác lên, thế nhưng những con số đó vẫn rất nhỏ so với facebook, và hầu hết những tác phẩm nhiếp ảnh mà Grazia dùng thì đều có bản quyền.
Thế nhưng sau đó tôi vẫn cố gắng làm một vài bộ sưu tập ảnh với cùng một chủ đề, và Pinterest nghiễm nhiên trở thành một công cụ hoàn hảo cho việc quản lí và sắp xếp hình ảnh của bạn theo từng chủ đề nhất định trên một cái "bảng”. Song song đó, việc dán các bức ảnh lên tấm "bảng” đó cũng làm cho quá trình sản xuất trở nên dễ dàng hơn và đồng thời nó cũng giúp bạn phủ sóng được nhiều người hơn.
Trong khi đó thì những người sử dụng Instagram lại có vẻ như là một con số không đáng bận tâm. Tuy nhiên một lời khuyên là bạn đừng nên quá lo lắng về chuyện này, bạn có thể sử dụng hệ thống lọc của nó để điều khiển hệ thống hình ảnh và làm cho nội dung của bạn hấp dẫn hơn. Dĩ nhiên, bạn có thể làm chuyện này với những chương trình khác, thế nhưng việc có một chương trình chỉnh sửa ảnh ngay trên chính chiếc điện thoại sẽ là cực kì hữu dụng cho những tấm hình "tự sướng” của bạn.
Cho nên vì vậy, nó cực kì quan trọng không chỉ nghĩ tới vấn đề độ phủ sóng và đối tượng tiếp nhận thông tin khi chọn một nền tảng để tiếp cận mà còn là những chuyện liên quan đến từng chức năng cụ thể của từng mạng xã hội.
Bảng so sánh dưới đây cho thấy những điểm mạnh chính của những nền tảng mạng đứng dưới góc độ truyền thông thương hiệu:
Tôi đã quên Facebook, không phải vì tôi không thích nó. Mà là vì cho tới hiện này thì Facebook là nền tảng mạng "đa chức năng” nhất và nó có rất nhiều điểm mạnh. Bạn thậm chí có thể sử dụng nó như là một trang web cũng được.
Tuy nhiên, tôi thì lại nghĩ rằng yếu tố hữu dụng nhất cho các thương hiệu truyền thông chính là chức năng tiếp nhận phản hồi – bởi vì mỗi bài viết có những danh sách lời bình cũng như các lựa chọn để làm các cuộc bình chọn của chính nó. Nên nó sẽ dễ dàng để sử dụng các công cụ đó cho các câu hỏi mà bạn muốn trả lời hơn là bạn đang hoạt động trên Twitter hay bất kì mạng nào khác.
Nếu chỉ vì một mạng xã hội có đối tượng tiếp nhận thông tin phù hợp với sự hiện diện truyền thông của bạn và bạn nhìn thấy những điểm mạnh chính của nó, không có nghĩa là bạn phải sử dụng nó. Nếu như nhóm của bạn khá nhỏ, hoặc thậm chí có quá ít người, thì việc thu hẹp quy mô lại chỉ hoạt động trên một vài mạng mà bạn có khả năng đánh giá sẽ là một ý kiến thông minh. Làm chủ một hoặc hai cái trước đã, thay vì dàn mỏng lực lượng của bạn ra quá mức.
Bạn sẽ để ý ngay từ phía trên rằng tôi vẫn chưa thực sự gợi ý bất cứ mạng nào mà sẽ giúp ích cho các bạn trong việc bán hàng hay tiết kiệm tiền. Các mạng đó có thể – ví dụ như Twitter sẽ là lựa chọn rẻ hơn cho việc chăm sóc khách hàng – nhưng mà tôi cũng chỉ đưa ra một ví dụ về việc một thương hiệu truyền thông sẽ tạo ra nhiều nội dung.
Tôi vẫn chưa nghĩ quá nhiều về Google+ hoặc FourSquare – Tôi vẫn quá lo lắng về sự phân mảnh!
Đưa vấn đề vào một khung sườn hoạt động (frameworking)
Giờ thì bạn đã nhận ra một đối tượng người nghe phù hợp và một chức năng chính của từng nền tảng. Bây giờ điều cần thiết là phải xem xét làm thế nào mà chúng có thể làm việc được với nhau.
Mũi tên màu trắng biểu thị nội dung được tạo ra bởi một nền tảng mà nội dung đó có thể được "đẩy” đi bất cứ nơi nào, mũi tên màu đen thể hiện những lượng truy cập mà nó có thể bị đẩy đi bất cứ nơi nào.
(Còn tiếp)
Nguồn: AIIM và Econsultancy
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet