Những hàng quán bán đồ chơi, đồ ăn nhanh, ăn vặt nơi cổng trường luôn luôn là nơi tấp nập, thu hút các “thượng đế tí hon” sau mỗi giờ tan học. Với ưu điểm là giá thành siêu rẻ, phù hợp với khẩu vị và sở thích của trẻ nhỏ, những món đồ dưới đây rất được lòng các em học sinh và đang hàng ngày “âm thầm” làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là ung thư mà nhiều người vẫn không hề hay biết:
Miếng dán đồ chơi (sticker)
Giá rẻ, màu sắc sặc sỡ hấp dẫn, hình ảnh nhân vật hoạt hình hợp “mốt”, những miếng dán đồ chơi là món đồ yêu thích của hầu hết trẻ em và được bày bán ở mọi hàng quán nơi cổng trường. Tuy nhiên, món đồ tưởng chừng vô hại này mới đây đã “được” hệ thống cảnh báo RAPEX của Liên minh châu Âu EU đưa vào danh sách nguy hiểm.
Trong một báo cáo của RAPEX, những sản phẩm này đã bị thu hồi hoàn toàn khỏi Na Uy vì chứa những chất gây tổn hại đến cơ quan sinh sản, thậm chí có thể gây ung thư. (Ảnh minh họa)
Trong một báo cáo của RAPEX, những sản phẩm này đã bị thu hồi hoàn toàn khỏi Na Uy vì chứa những chất gây tổn hại đến cơ quan sinh sản, thậm chí có thể gây ung thư. Đặc biệt là hàm lượng DEHP, DINP trong các miếng dán (sticker) có nồng độ vượt mức cho phép. Những chất này có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ bằng cách tiếp xúc qua da, qua đường miệng và cả đường hô hấp.
Trà sữa trân châu
Theo tờ Huffingtonpost, vào năm 2012, các nhà nghiên cứu Đức từ Đại học Aachen đã phát hiện thấy dấu vết của hóa chất gây ung thư trong các mẫu trân châu được bán tại một cơ sở phía Tây Đức và có xuất xứ từ Đài Loan.
Tháng 10/2015, dư luận Trung Quốc rúng động khi một đoạn phóng sự của Đài Truyền hình Sơn Đông, Trung Quốc tiết lộ sự thật về thành phần làm ra những viên trân châu dẻo dai ngon lành trong những cốc trà sữa được bán ra mỗi ngày chính là từ... đế giày da và lốp xe cũ. Một phóng viên của đài thậm chí còn uống thử trà sữa trân châu sau đó chụp CT sau 40 phút và kết quả ảnh chụp cho thấy dạ dày của phóng viên xuất hiện những chấm nhỏ li ti mãi không tan.
Kết quả ảnh chụp cho thấy dạ dày của phóng viên xuất hiện những chấm nhỏ li ti mãi không tan.
Mặc dù vậy, món trà sữa thơm ngọt, thanh mát với những hạt trân châu dẻo dẻo, dai dai vẫn là thức uống ưa chuộng của các em học sinh sau giờ tan trường và số lượng các hàng quán bán đồ uống này vẫn có xu hướng tăng lên đáng kể.
Đồ chiên rán ngập mỡ
Xúc xích, nem chua rán,... là những món quà vặt “kinh điển” có thể tìm thấy ở bất cứ khu vực cổng trường nào. Khó có em bé nào từ chối được những xiên que màu sắc hấp dẫn, mùi thơm quyến rũ, lại được chấm cùng tương ớt, nước chấm, kích thích mọi giác quan.
Tuy nhiên, mới đây vào tháng 10/2015 , tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyến cáo, ăn những thực phẩm làm từ thịt đã qua xử lí như xúc xích, thịt nguội, thịt hun khói, thịt hộp,.... có thể gia tăng nguy cơ gây ung thư ngang hàng với rượu, amiăng, thạch tín và thuốc lá.
Bên cạnh đó, những món ăn như xúc xích, khoai tây, chả cá, nem chua,... thường được các hàng quán rán ngập trong loại dầu được chiên đi chiên lại nhiều lần. Điều này lại càng tăng tính độc hại của món ăn vì dầu đun nóng lại nhiều lần sẽ khiến thành phần hóa học trong dầu bị biến đổi, gây nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể như ung thư, tiểu đường, tim mạch...
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyến cáo, ăn những thực phẩm làm từ thịt đã qua xử lí như xúc xích, thịt nguội, thịt hun khói, thịt hộp,.... có thể gia tăng nguy cơ gây ung thư. (Ảnh minh họa)
Bim bim, thịt khô đóng gói
Những sớ thịt bò dai dai hấp dẫn hầu hết được chế biến theo quy trình công nghiệp, được tẩm ướp bởi các hóa chất độc hại như monosodium glutamate, sodium nitrite, polysorbate 80, high fructose corn syrup,... để có vị ngọt ngọt, cay cay quyến rũ. Chưa kể, tình trạng thịt bò bị làm giả từ thịt lợn sề, thịt bò giả, thịt ôi thiu được tẩm ướp hóa chất… để bán với giá rẻ, thu hút đối tượng trẻ nhỏ vẫn xảy ra vô cùng phổ biến.
Ngoài các loại thịt khô, bim bim cũng là món quà vặt đóng gói mà mọi trẻ em “mê mẩn”. Đây cũng là hiểm họa lớn đối với sức khỏe bởi thực phẩm này có chứa lượng acrylamide khá lớn, làm tăng nguy cơ ung thư cho những ai có thói quen ăn bim bim thường xuyên.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet