Vợ chồng tôi và hai đứa con trước kia ở chung với mẹ chồng 10 năm nhưng hồi mới ra Tết bắt đầu mua nhà riêng để sống. Căn nhà tuy cũ kĩ nhưng bước vào sống lại thấy rất ấm áp. Cuộc sống chung đụng chạm, nhiều quan điểm khác nhau cũng không thoải mái nên khi được ra ngoài ở, tôi thấy cuộc đời mình như "nở hoa". Thỉnh thoảng mỗi khi bận rộn công việc, chúng tôi mới nhờ mẹ chồng sang ở trông nhà và giúp chăm sóc các cháu ít hôm.
Nhà chúng tôi khá rộng, có 3 phòng ngủ, phòng khách và phòng bếp. Tờ mờ sáng ngày hôm đó tôi tỉnh dậy để đi vệ sinh thì nhà vệ sinh trong phòng ngủ hết giấy nên tôi đi ra nhà vệ sinh ở phòng khách. Thế nhưng khi tôi vừa tắt điện nhà vệ sinh để định quay trở lại phòng ngủ tiếp thì bỗng thấy có một cái bóng đi lướt qua người mình. Chợt đầu tôi nghĩ chắc do cơ thể tôi mệt mỏi nên bị ảo giác, tôi không suy nghĩ nhiều mà đi tiếp.
Vậy nhưng khi đi qua phòng bếp để đến phòng ngủ, tôi bất giác bị giật mình bởi hình như có bóng ai đó trong căn bếp nhà mình. Tuy nhiên vì trong nhà quá tối nên tôi không nhìn rõ được đó thực chất có phải là ai đó không hay chỉ là chiếc ghế, chiếc bàn. Tính cũng nhát gan nên tôi định không lui tới nữa nhưng ngay lúc đấy, một tiếng "xoẹt", hai tiếng "xoẹt" cùng hơi thở gấp gáp của con người khiến tôi lạnh cả sống lưng.
Tôi chạy vội vào phòng ngủ để gọi chồng dậy ra phòng bếp xem cùng mình. Chồng tôi cũng lấy làm lạ với lời kể của tôi. Anh mang theo một con dao mà chúng tôi thường giấu dưới đầu giường để phòng thân. Sau đó hai vợ chồng tôi tiến dần ra phòng khách và rình lấp xem những gì tôi nhìn thấy có đúng không.
Vì căn bếp tối quá nên cũng không nhìn thấy được gì cả nhưng hai vợ chồng tôi khẳng định chắc nịch với nhau rằng quả thực có nghe thấy tiếng thở gấp gáp của con người chứ không phải là "ảo giác". Hai vợ chồng cầm chắc con dao trong tay và bắt đầu bật công tắc điện trong nhà. Mồ hôi cả hai rơi lã chã vì lo điều sợ hãi nhất sẽ xảy đến. Thế nhưng khi điện được bật sáng, mọi thứ phơi bày trước mắt khiến vợ chồng tôi vô cùng ngạc nhiên và cũng từ đó, nhiều bí ẩn trong nhà cũng được giải đáp.
Hóa ra người trong căn bếp gia đình tôi không phải ma cũng không phải trộm mà chính là mẹ chồng tôi. Bà đang hì hục ngồi nhào bột. Thế nhưng điều lạ là khi điện được bật sáng và vợ chồng chúng tôi xuất hiện cũng không khiến bà có biểu hiện gì. Bà vẫn ngồi nhào bột với một gương mặt "vô hồn". Chỉ khi chúng tôi cất lời và tiến đến động vào người bà, bà mới bừng tỉnh.
Khi chúng tôi hỏi "Mẹ đang làm gì vào lúc 3h sáng này thế?", bản thân bà cũng không biết bà đang làm gì. Bà chỉ nhớ bà đã đi ngủ vào tối ngày hôm trước và không còn nhớ gì cả cho đến khi được vợ chồng tôi tìm thấy trong căn bếp.
Ngày hôm sau, chúng tôi đưa mẹ chồng đi tới bệnh viện khám thì bác sĩ thông báo bà đang mắc chứng bệnh người già Alzheimer - suy giảm trí nhớ ở người già. Lúc này vợ chồng tôi ngồi xâu chuỗi lại mọi sự việc thì mới thấy, hóa ra bao lâu nay bà thường thích làm những công việc trước kia mà bà hay thường làm cho những đứa cháu nhưng sau đó lại không nhớ gì.
Vì vậy mỗi lần bà sang nhà, bà thường thích đi làm bánh, thích là quần áo, lau giày... cho lũ trẻ. Những công việc trước kia bà thường hay làm khi sống chung cùng các cháu. Vậy bảo sao, có những đêm con gái tôi đang học thấy bà vào phòng trải chăn, mắc màn trên giường cho con bé xong ra ngoài mà không nói câu nào.
Vậy là mặc dù khi tôi và mẹ chồng bất đồng những quan điểm trong việc chăm cháu, tôi cho rằng bà đang chiều hư lũ nhỏ nên quyết định chuyển ra ngoài sống riêng thì khi sang nhà chơi và ở lại, bà vẫn theo thói quen cũ, dành những tình yêu thương cho cháu thông qua một số việc lặt vặt trong nhà vào những lúc mà mọi người không để ý. Tuy nhiên vì bị Alzheimer nên bà quên luôn những việc mà mình đã làm trước đó. Tôi bật khóc ân hận vì không nghĩ rằng bà lại dành tình yêu thương lớn cho các con của mình đến vậy.
Tâm sự từ độc giả anhbui...@gmail.com
Trên thực tế ông bà lớn tuổi thường có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ em nên có rất nhiều những phương pháp chăm trẻ tốt. Họ về già có thể chia sẻ áp lực nuôi con cho người trẻ giúp gia đình hòa thuận hơn. Tuy nhiên về nhược điểm, người già có xu hướng chiều chuộng con cái quá mức, hình thành một kiểu hành vi “làm hư”, điều này sẽ gây bất lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Những đứa trẻ do người già nuôi dưỡng có thể có suy nghĩ hơi khác so với những đứa trẻ khác, già dặn hơn và kém thẩm mỹ hơn, điều này thường được gọi là "cổ hủ".
Vì vậy không còn cách nào khác là hãy dung hòa những quan điểm nuôi dạy trẻ của các thế hệ để có thể đem đến những điều tốt nhất con cái bởi ai cũng vì mục đích chung là yêu thương con trẻ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet