Nội dung
Chế độ ăn uống hợp lý giúp người bệnh gan duy trì, cải thiện tình trạng sức khỏe , vừa ngăn cản sự hủy hoại thêm tế bào gan, đồng thời còn thúc đẩy tái tạo tế bào gan.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 3 nguyên tắc vàng trong chế độ ăn uống của người bệnh gan là: cung cấp đủ năng lượng giúp ổn định đường huyết, tránh để gan hoạt động nhiều nhằm tạo ra năng lượng; hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng với tỷ lệ phù hợp với từng nhu cầu và giai đoạn bệnh; đảm bảo đủ nhu cầu về nước, vitamin, muối khoáng và chất xơ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Khi gặp các bệnh lý về gan, tùy từng giai đoạn cụ thể, người bệnh cần có chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Cụ thể chia thành ba giai đoạn dưới đây:

1. Viêm gan cấp giai đoạn tiến triển

Cần áp dụng chế độ ăn hỗ trợ thêm cho gan, tránh để gan làm việc nhiều vì các tế bào gan đang bị tổn thương cấp tính. Năng lượng cần cung cấp đủ ở mức mỗi ngày từ 25-35kcal/1kg cân nặng. Lượng đạm nên giảm từ 0,4-0,6g/kg. Lượng chất béo giảm, chỉ nên chiếm khoảng 10-15% tổng năng lượng ăn vào. Năng lượng cung cấp cho cơ thể chủ yếu trong giai đoạn này là chất đường đơn giản như uống nước đường, nước trái cây ép, truyền glucose... Ngoài ra cũng cần chia nhỏ bữa ăn thành 6-8 bữa/ngày, hấp thu đủ vitamin và uống đủ nước (2 lít).

2. Viêm gan cấp đang hồi phục

Mức năng lượng nên tăng dần, khoảng 30-40kcal/kg cho mỗi ngày. Lượng đạm tăng thêm 0,8-1g/kg, nên tập trung nhiều vào đạm động vật. Lượng chất béo giữ nguyên giống giai đoạn tiến triển song nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-6 bữa/ngày. Đảm bảo uống đủ 2 lít mỗi ngày và hấp thu đầy đủ các vitamin.

3. Viêm gan mãn tính

Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như chán ăn, đau bụng, vàng da nhẹ… Các tế bào gan vẫn đang bị phá hủy âm ỉ nên cần năng lượng cao hơn: 35-50kcal/kg mỗi ngày. Lượng chất đạm tính theo nhu cầu khuyến nghị bình thường 1-1,5g/kg/ngày. Với chất béo, cần cắt giảm so với nhu cầu bình thường để tế bào gan được nghỉ ngơi, chỉ nên chiếm khoảng 15 - 20% tổng năng lượng ăn vào. Có thể duy trì số bữa ăn 3-4 bữa/ngày, hấp thu nhiều vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B, K và muối khoáng. Uống đủ 2 lít mỗi ngày.

3 nguyên tắc ăn uống vàng cho người bệnh gan

Thực phẩm nên tránh

Đa phần sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa đều được vận chuyển đến gan. Tại đây, chúng được lưu trữ và tái tổng hợp thành các dạng khác nhau theo nhu cầu của cơ thể. Do vậy, bên cạnh hấp thu đúng, người bệnh gan cần lưu ý hấp thu thực phẩm làm sao để tránh gan phải hoạt động nhiều hoặc hấp thu phải những chất có thể gây hại thêm cho gan.

- Các loại thực phẩm lạ dễ gây dị ứng

- Mỡ động vật, bơ, sữa nguyên kem , nội tạng động vật (tim, gan, lòng…)

- Thức ăn chứa nhiều muối

- Ăn trứng quá nhiều, chỉ nên ăn 1-2 quả/tuần.

- Các chất kích thích như gia vị, cà phê, rượu, bia…

Lưu ý: Với người gặp các bệnh lý về gan, thức ăn nên nấu mềm để dễ tiêu hóa, bữa ăn nên chia nhỏ ra thành nhiều lần. Đồng thời tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói và luôn uống đủ nước mỗi ngày.

Tin Update
  • 10/05/15 07:21 Dị ứng thuốc - Xin chớ coi thường!
  • 08/05/15 12:00 Bất ngờ với 5 thói quen xấu nhưng có lợi cho sức khỏe
  • 08/05/15 10:00 7 cách ngừa ung thư hiệu quả mà đơn giản đến mức khó tin
  • 07/05/15 08:56 Phát hiện gây sốc: Râu người bẩn hơn cả bồn cầu toilet

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm