Nội dung

Thịt lợn luộc là món ăn ngon, dễ làm được nhiều người yêu thích. Thông thường, để loại bỏ mùi hôi, tanh trên thịt lợn, ngoài việc sơ chế thì nhiều chị em sẽ cho thêm gia vị vào luộc chung.

Việc thêm gia vị sẽ giúp cho thịt đậm đà hơn, khử đi mùi tanh nhưng nếu dùng sai sẽ gây ra phản ứng ngược khiến cho món ăn của bạn trở nên tệ hơn gấp bội.

Dưới đây là 3 loại gia vị nếu thêm vào nồi thịt luộc thì chẳng khác nào phá hủy vị ngon. Cùng Bếp Eva tìm hiểu xem đó là những loại nào nhé.

1. Hạt tiêu

Hạt tiêu vốn có tác dụng tăng hương vị cho món ăn, tuy nhiên khi luộc thịt bạn tuyệt đối đừng cho vào. Nguyên nhân là do vị tiêu quá mạnh sẽ lấn át đi hương vị nguyên bản của thịt lợn.

3 loại gia vị là cấm kỵ khi luộc thịt nhiều người không biết vẫn cho vào chẳng trách khi ăn bị bã mùi tanh nồng

Không những thế, hạt tiêu còn làm cho thịt lợn bị khô, cứng, giảm đi độ mềm ngon. Do đó, các đầu bếp lâu năm đều khuyên không nên cho hạt tiêu vào khi luộc thịt lợn.

2. Rượu nấu ăn

Một trong những gia vị khử tanh tốt nhất là rượu nấu ăn. Khi thêm loại gia vị này vào, món ăn sẽ thơm và không còn mùi tanh khó chịu nữa. Thế nhưng vì sao khi luộc thịt lại không cho chúng vào?

3 loại gia vị là cấm kỵ khi luộc thịt nhiều người không biết vẫn cho vào chẳng trách khi ăn bị bã mùi tanh nồng

Lý giải về vấn đề này, các đầu bếp lâu năm cho biết, thói quen của mọi người khi luộc thịt đều đậy kín nắp vung, nếu thêm rượu nấu ăn vào mùi rượu sẽ không bay hơi được và đọng lại trong nồi. Mùi rượu kết hợp mùi tanh vốn có của thịt kết hợp sẽ làm ảnh hưởng tới hương vị chung của món ăn.

3. Sơn trà (táo gai)

Quả sơn trà hay còn được biết đến là táo gai. Loại quả này được dùng nhiều trong nhà bếp, nhất là với các món cần hầm nhừ. Nghiên cứu cho thấy, trong sơn trà có chứa lượng lớn axit hữu cơ cùng lipase giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy portein cùng các chất béo, giúp thịt mềm, như nhanh hơn.

Tuy nhiên, sơn trà chỉ hợp với loại thịt giàu protein, chất béo như thịt bò. Còn với thịt lợn thì không nên sử dụng.

3 loại gia vị là cấm kỵ khi luộc thịt nhiều người không biết vẫn cho vào chẳng trách khi ăn bị bã mùi tanh nồng

Việc bạn cho sơn trà vào luộc chung với thịt lợn sẽ khiến cho thịt bị chua, có mùi lạ và không được thơm ngon như ban đầu.

Để món thịt lợn luộc ngon chuẩn nhà hàng, bạn có thể tham khảo một cách làm siêu đơn giản mà Bếp Eva chia sẻ ngay sau đây.

Nguyên liệu

- Thịt lợn ba chỉ: 500g

- Hành khô: 1 củ

- Tỏi khô: 1 - 2 củ

- Gừng tươi: 1 củ

- Muối: 1 thìa cà phê

- Hành lá

- Dầu ăn: 2 - 3 thìa

- Xì dầu: 2 thìa

- Giấm balsamic: 2 thìa

- Rượu nấu ăn: 1 thìa

* Mẹo chọn thịt ba chỉ ngon:

- Màu sắc:

Nên chọn miếng thịt có màu tươi sáng. Phần thịt nạc màu hồng tươi. Lớp mỡ trắng sáng.

- Tỷ lệ nạc và mỡ

Những miếng thịt ba chỉ lợn ngon sẽ có tỷ lệ nạc, mỡ đan xen rất đều nhau. Nếu thịt nạc quá nhiều sẽ khiến cho miếng thịt bị khô. Ngược lại, nếu quá nhiều mỡ sẽ khiến người ăn cảm thấy quá ngấy.

3 loại gia vị là cấm kỵ khi luộc thịt nhiều người không biết vẫn cho vào chẳng trách khi ăn bị bã mùi tanh nồng

- Kết cấu

Phần nạc và mỡ của miếng thịt phải dính chặt vào nhau. Khi cầm lên, không có cảm giá bị lỏng lẻo, rời rạc.

- Mùi

Thịt ba chỉ ngon sẽ có mùi thơm đặc trưng của thịt, không xuất hiện các mùi lạ.

- Độ đàn hồi

Dùng ngón tay chạm nhẹ lên bề mặt của thịt lợn. Nếu thịt nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu thì đó là thịt ngon. Miếng thịt săn chắc, không có cảm giác mềm nhũn như bị bơm nước.

Cách luộc thịt ngon

Bước 1: Sơ chế

- Thịt ba chỉ mua về rửa sạch với nước.

- Ngâm thịt trong bát nước vo gạo chừng 5 - 10 phút để khử sạch mùi tanh, máu thừa còn sót lại trên thịt.

3 loại gia vị là cấm kỵ khi luộc thịt nhiều người không biết vẫn cho vào chẳng trách khi ăn bị bã mùi tanh nồng

- Hành, tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng tươi chia làm 2, một phần thái lát, phần còn lại băm nhỏ.

- Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 2: Chần thịt

- Cho thịt vào nồi rồi thêm nước lạnh ngập bề mặt thịt.

- Bạn bỏ vào đây hành khô, gừng thái lát rồi đun sôi.

3 loại gia vị là cấm kỵ khi luộc thịt nhiều người không biết vẫn cho vào chẳng trách khi ăn bị bã mùi tanh nồng

- Khi nồi thịt sôi, dùng thìa hớt sạch bọt ở phía trên rồi chờ khoảng 3 phút thì vớt ra.

- Rửa lại thịt với nước cho thật sạch sau đó đem đi luộc.

Bước 3: Luộc thịt

- Bắc nồi sạch lên bếp, thêm thịt vừa sơ chế ở bước 2, hành tím, gừng rồi rót nước nóng vào.

3 loại gia vị là cấm kỵ khi luộc thịt nhiều người không biết vẫn cho vào chẳng trách khi ăn bị bã mùi tanh nồng

- Bật bếp luộc thịt. Khi nước sôi bạn vặn nhỏ lửa và luộc khoảng 30 phút thì tắt bếp.

- Để biết thịt đã chín hay chưa, bạn dùng đũa chọc vào bề mặt thịt. Nếu thấy thịt mềm, không tiết ra nước đỏ là được.

3 loại gia vị là cấm kỵ khi luộc thịt nhiều người không biết vẫn cho vào chẳng trách khi ăn bị bã mùi tanh nồng

- Vớt thịt ra bát nước đá để bề mặt săn lại, thịt cũng nhanh nguội và thơm ngon hơn.

Bước 4: Làm sốt tỏi

- Cho hành lá, gừng, tỏi băm vào bát rồi đổ dầu nóng lên trên. Tiếp đến, bạn thêm xì dầu, giấm balsamic cùng 1 chút muối vào.

- Dùng đũa trộn đều để các gia vị quyện vào nhau.

Bước 5: Hoàn thành

- Thái thịt thành từng miếng vừa ăn rồi bày ra đĩa.

3 loại gia vị là cấm kỵ khi luộc thịt nhiều người không biết vẫn cho vào chẳng trách khi ăn bị bã mùi tanh nồng

- Rưới phần sốt tỏi vừa pha lên bên trên. Đừng quên để lại 1 phần để làm nước chấm nhé.

3 loại gia vị là cấm kỵ khi luộc thịt nhiều người không biết vẫn cho vào chẳng trách khi ăn bị bã mùi tanh nồng

Yêu cầu thành phẩm

Món thịt lợn luộc này có thịt mềm thơm, đậm vị. Khi ăn, thịt quyện sốt tỏi cực kỳ thơm ngon và lạ miệng. Bạn có thể dùng kèm với dưa chuột để tăng hương vị cho món ăn.

3 loại gia vị là cấm kỵ khi luộc thịt nhiều người không biết vẫn cho vào chẳng trách khi ăn bị bã mùi tanh nồng

Thịt lợn chín tới, mềm nhưng không bị quá nhừ. Đặc biệt, với cách luộc này, thịt sẽ không bị khô, dai. Nước sốt chua chua, cay cay giúp giảm bớt vị ngấy.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm