Nội dung

Giáo viên có lẽ là nghề..nói nhiều nhất khi quanh năm suốt tháng gắn liền với phấn trắng bảng đen, vời việc giảng dạy và truyền đạt cho học sinh những kiến thức và bao điều hay lẽ phải. Tuy nhiên có những điều thầm kín, những tâm sự riêng những nỗi lòng trăn trở mà đôi khi những người cô, người thầy lại chẳng biết chia sẻ cùng ai.

Chọn nghề giáo, là trở thành người ươm mầm cho tương lai, là người sẽ mang đến cho học sinh, sinh viên niềm mơ ước, khát khao cống hiến, làm chủ đất nước trong tương lai, là một chọn lựa chấp nhận nhiều hi sinh thầm lặng...

Nhân ngày 20/11, cùng lắng nghe những cô giáo, thầy giáo ở hai miền Nam – Bắc chia sẻ về “nghiệp trồng người” của mình.

Cô Nguyệt Ca - giáo viên tiếng Anh, Giám đốc Trung tâm Enci English (Hà Nội)

 2011 nghe giáo viên hai miền nam - bắc tự thú

- Món quà 20/11 đáng nhớ nhất trong sự nghiệp làm thầy của chị là gì?

Món quà 20/11 đáng nhớ nhất của tôi rất tiếc lại không phải một món quà vật chất, mà còn quý giá gấp nhiều lần vật chất. Đó là một bản sao bảng điểm 7.0 IELTS được gửi qua phong bì đến cho tôi vào đúng ngày 20-11, của một bạn học sinh cũ - người từng coi tiếng Anh là nỗi sợ hãi.

Mình và bạn học sinh ấy đã miệt mài, đúng hơn là "đánh vật" với nhau những ngày đầu tiên, nhưng rồi bạn ấy tiến bộ dần, trở nên yêu tiếng Anh và đã làm nên điều kì diệu nhờ những kiến thức và phương pháp cũng như cảm hứng được truyền cho. Học bổng đến với bạn ấy quá gấp, bạn ấy chỉ kịp gửi bảng điểm cho tôi kèm theo tấm thiếp nói lời cám ơn trước khi lên máy bay đi du học. 

- Làm giáo viên, chị có tôn chỉ nào cho mình không?

Tôi rất thích câu ngạn ngữ này và đó cũng là điều tôi đã, đang và sẽ ngày đêm cố gắng để theo đuổi: Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng – William A. Warrd

Cô Vân Anh - giáo viên lớp đào tạo mẫu nhí BB PLus Academy (Hà Nội)

 2011 nghe giáo viên hai miền nam - bắc tự thú

- Làm giáo viên dạy trẻ con đối với chị có khó không?

Tôi dạy về nghệ thuật nên không phải bé nào cũng có khả năng học nhanh. Có nhiều bé phải mất nhiều thời gian luyện tập mới chuyên nghiệp được. Tuy nhiên tôi rất thích công việc mới này của mình vì tôi rất yêu trẻ em.

- Chị làm cô giáo dạy các bé mẫu nhí lâu chưa?

Tôi làm việc ở đây đã 3 năm nhưng năm nay mới bắt đầu đảm nhiệm công việc dạy cho các em bé tại lớp người mẫu nhí. 

- Vậy hẳn 20/11 này là ngày nhà giáo đầu tiên của chị?

Đúng vậy và tôi cảm thấy rất vinh dự.

Cô Hồng Hạnh - giáo viên Trường Mầm non 10-10 (Hà Nội)

 2011 nghe giáo viên hai miền nam - bắc tự thú

- Món quà ý nghĩa nhất chị từng được nhận trong ngày 20/11 là gì?

Món quà ý nghĩa nhất mà tôi được nhận là một lẵng hoa làm từ....củ quả. Cả gia đình phụ huynh đã ngồi làm 2 tiếng đồng hồ để đem tặng cô nhân dịp ngày 20/11. Khi nhận được món quà độc đáo này, tôi đã rất xúc động.

- Làm giáo viên mầm non đã nhiều năm, có điều gì khiến chị trăn trở?

Tôi rất buồn khi thời gian vừa qua có nhiều thôn tin cô giáo mầm non, bảo mẫu đánh trẻ, chăm sóc không tốt, bạo hành trẻ em xuất hiện trên báo đài. Thành ra người ta càng có nhiều cái nhìn không tích cực về nghề mầm non.

Giờ đây phụ huynh không coi trọng cô như xưa nữa. Có dạy là phải dỗ, gjáo viên có bản sắc riêng của họ. Vậy mà giờ đây gần như phụ huynh dạy lại cô mất rồi. Nhiều cha mẹ dạy con chỉ cần nghe lời cha mẹ, coi giáo viên mầm non chỉ có chức năng trông giữ trẻ.

Là giáo viên mầm non, tôi không mong muốn gì hơn được các bậc làm cha mẹ trân trọng,tâm lý, hiểu biết, thông cảm với nghề gjáo viên mầm non nhiều hơn nữa.

Cô Giao Linh, Giáo viên trường THCS Lê Ngọc Hân (Hà Nội)

 2011 nghe giáo viên hai miền nam - bắc tự thú

- Lý do gì khiến chi lại trở thành một cô giáo? 

17 năm trước, tôi còn là cô học trò bé nhỏ của trường Lê Ngọc Hân. Hôm nay lại thật hạnh phúc khi đã là cô giáo dạy văn của ngôi trường yêu dấu. Rất nhiều thầy cô cũ giờ đã trở thành đồng nghiệp nhưng đối với tôi, họ vẫn luôn là những người thầy đáng kính, người đã trao tặng cho tôi tình yêu nghề giáo.

Thầy giáo - Diễn viên Lê Văn Anh, giáo viên Trường Âm nhạc Soul Academy (TP. HCM)

 2011 nghe giáo viên hai miền nam - bắc tự thú

- Món quà 20/11 nào khiến anh cảm thấy thú vị nhất?

Tôi nhớ nhất dịp 20/11 năm ngoái, có học sinh nhí tặng tặng tôi bộ ấm pha trà. Tôi rất bất ngờ vì bản thân chưa bao giờ nói với học sinh là Thầy hay uống trà cả. Tôi thắc mắc thì em học sinh đó nói là vì thầy nói giọng Bắc nên nghĩ là thầy sẽ thích uống trà (cười). Món quà đón giản nhưng ý nghĩa và thể hiện sự thông minh, thực sự quan tâm tới thầy cô giáo của của các bé.

- Thế còn kỉ niệm buồn thì sao?

Cũng có. Thời tôi đi dạy ở Hà Nội, tôi có từng dạy cho một gia đình rất giàu có. Hai đứa con của họ rất ngoan, tuy hơi nghịch nhưng rất có năng khiếu học. Gia đình đó cũng không tiếc tiền để đầu tư cho con học hành. Tuy nhiên đến khi các bé bắt đầu tìm thấy sự đam mê ở việc học đàn, thầy trò gắn bó và cũng đã chơi được một số bài mà cha mẹ thích thì cũng là lúc gia đình phá sản, ba mẹ chia tay và 2 bé không còn điều kiện học nữa.

Sau này vào TP.HCM tôi cũng vẫn luôn nghĩ về gia đình đó và không biết giờ họ ra sao, hai bé thế nào. Tôi ước nếu như mình còn ở Hà Nội, 2 bé đó còn đam mê âm nhạc thì tôi sẵn sàng dạy cho các bé miễn phí. 

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tâm - giáo viên Trường Mầm non Ngôi Nhà Ong (TP.HCM)

 2011 nghe giáo viên hai miền nam - bắc tự thú

- Phụ huynh đưa con đi trẻ thì sợ nhất con bị cô "phạt", còn chị, là giáo viên mầm non, chị sợ nhất điều gì?

Bản thân chúng tôi có lẽ cũng sợ nhất mỗi khi trẻ đi học mà bị thương, bị trầy xước hay có vấn đề gì ở trường. Nhiều phụ huynh không tin tưởng giáo viên, khi thấy trong ngày con có vấn đề gì, dù chỉ là một vết xước rất nhỏ, thì thường nặng lời với chúng tôi, thậm chí có những câu nói vời lời lẽ xúc phạm rất nặng nề. Điều đó khiến tôi rất buồn, cảm thấy như bao nỗ lực cố gắng của mình "đổ sông đổ bể".

Bản thân các cô giáo không bao giờ muốn những chuyện ấy xảy ra, tuy nhiên một lớp mầm non có rất nhiều học sinh. Như lớp tôi chỉ có 20 bé nhưng những trường công lập một lớp có thể lên tới 50-60 mà chỉ có 2 giáo viên. Đôi vì vì quá bận rộn các cô không thể kiếm soát được hết các con. Những lúc các bé gặp phải vấn đề gì, tôi lại cảm thấy rất lo lắng, không biết phải ăn nói với phụ huynh thế nào, cũng không biết giấu mặt đi đâu. Làm giáo viên mầm non, tôi nghĩ buồn nhất là những khi không được phụ huynh tin tưởng.

- Làm công việc vất vả, áp lực nhưng lại không được phụ huynh cảm thông, chị có còn yêu nghề?

Đương nhiên. Làm giáo viên mầm non, nếu không yêu nghề không thể tiếp tục. 

Cô giáo - Hot Dancer Chu Quỳnh Trang - giáo viên dạy vũ đạo cho trẻ em trung tâm Pro dance (Hà Nội)

 2011 nghe giáo viên hai miền nam - bắc tự thú

- Ngày nhà giáo Việt Nam, chị có mong ước gì cho mình không?

Ước mơ trong ngày 20/11 của tôi là muốn mãi mãi gắn liền với nghề giáo viên dạy nhảy, phát hiện và được thêm đào tạo nhiều tài năng nhí. Tôi cũng mơ ước có thể mở thêm nhiều trung tâm đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp cho trẻ em

Cô giáo Vũ Trà My - giáo viên dạy nhảy cho trẻ em tại Câu lạc bộ Embi (Hà Nội)

 2011 nghe giáo viên hai miền nam - bắc tự thú

- Theo chị làm thế nào để học sinh tin yêu và nghe lời cô giáo?

Thực ra theo tôi, trẻ con rất tinh. Nếu mình yêu quý các bé thật sự thì các bé cũng sẽ yêu quý mình. Đó cũng chính là phương pháp của tôi. Mặc dù tốn khá nhiều thời gian để tìm hiểu và làm quen với từng bạn nhỏ nhưng sau này những học sinh nhí của tôi đều từ chỗ nhút nhát ban đầu trở nên rất mạnh dạn và tiếp thu nhanh. Đó chính là thành công bước đầu của tôi và tôi rất hạnh phúc vì điều đó.

Cô Nguyễn Thị Kim Nhung – giáo viên lớp học tình thương phường Trung Hòa – Cầu Giấy 

 2011 nghe giáo viên hai miền nam - bắc tự thú

- Ngày nhà giáo Việt Nam, món quà cô nhận được từ các em ở  lớp học tình thương là gì?

Trước kia khi vẫn còn là giáo viên tại trường tiểu học Trung Hòa, tôi cũng nhận được nhiều hoa, nhiều quà từ các em học sinh. Khi dạy ở lớp học tình thương, không có những bó hoa, những món quà nhưng tôi lại nhận được những phần quà giá trị hơn thế gấp nhiều lần. Đó có thể là những bài hát, những bài thơ, những lời chúc có vẻ hơi ngô nghê nhưng vô cùng đáng yêu mà các em học sinh dành tặng.

Hoản cảnh của các em đã khó khăn, bất hạnh lắm rồi. Tôi chẳng mong các em phải đền đáp công ơn cho mình mà chỉ mong sao các em khôn lớn, thành người mà thôi, vậy là tôi cũng đã vui lắm rồi!”.

Cô Nguyễn Thị Nga, giáo viên trường mầm non Phú Diễn – Bắc Từ Liêm 

 2011 nghe giáo viên hai miền nam - bắc tự thú

- Lần đầu được tham dự với vai trò là một nhà giáo, cô có cảm xúc như thế nào?

Đây là ngày 20/11 đầu tiên mình được tham dự với vai trò là một cô giáo. Nhớ lại ngày xưa cứ đến những ngày này là lại háo hức ra tận ruộng nhà người ta xin hoa rồi mang về gói gói, bọc bọc để mang đi tặng cô. Vậy mà bây giờ mình cũng đã trở thành một cô giáo, được trở thành đồng nghiệp với những thầy cô của mình trước đây, rồi cũng được các em học sinh chúc mừng.

Cảm giác này thật là hạnh phúc. Mình sẽ để dành những bó hoa tươi nhất, đẹp nhất để về thăm lại các thầy cô giáo cũ đã dạy dỗ mình để mình có được thành quả như ngày hôm nay. 

Thầy giáo Nguyễn Hữu Hùng và cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (Vạn Phúc – Hà Đông) 

 2011 nghe giáo viên hai miền nam - bắc tự thú

- Mỗi dịp 20/11 đến, chắc hẳn sẽ có rất nhiều học trò cũ đến thăm thầy cô. Khi thấy các em ấy, thầy cô có cảm nghĩ gì?

Cũng đã 17 năm rồi tôi và bà ấy không còn được đứng trên bục giảng nữa, nhưng hàng năm có những học sinh đã ra trường cách đây đến 30 năm rồi vẫn quay lại thăm chúng tôi. Thấy các em giờ lớn lắm rồi và đứa nào đứa nấy cũng trưởng thành tôi vui mừng lắm.

Những ngày này cũng là dịp để thầy trò lại cùng nhau hàn huyên, tâm sự những kỉ niệm năm xưa.  Có lẽ đó niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà không nghề nào có thể có được. À mà cũng nhờ nghề giáo mà tôi mới quen được bà ấy đấy”

- Thầy cô gặp và quen nhau như thế nào?

Ngày xưa tôi và ông ấy quen nhau khi còn dạy trên tận Hà Giang, cuộc sống ở đấy khó khăn lắm. Đến nay cũng được gần 50 năm gắn bó cùng nhau rồi đấy. Giờ không còn được đứng trên bục giảng nữa nhưng hạnh phúc là vẫn được học sinh quay trở về thăm.

Nhiều khi các em cũng mời mình lên Hà Giang chơi thăm  lại trường cũ nhưng cũng có tuổi rồi, chẳng đi được nhiều. Thế mà chúng nó lại dẫn nhau tận Hà Giang xuống đây thăm tôi. Hạnh phúc lắm ấy”.

Nghề giáo bao đời nay luôn được xem là nghề cao quý, nghề “trồng người”. Người thầy, dù ở đâu cũng là những người được kính trọng nhất.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến thầy cô, chúc tất cả các thầy cô giáo trên mọi miền đất nước sức khỏe, hạnh phúc, tiếp tục cố gắng hết mình cho thế hệ trẻ hôm nay!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm