Nội dung
Mục Lục
CHÈ THẬP CẨM
Nguyên liệu:
Cách chọn đậu đen ngon
Lí do phải ngâm đậu đen trước khi nấu
Cách nấu chè thập cẩm
Bước 1: Ngâm các loại đậu
Bước 2: Xay đậu xanh
Bước 3: Luộc trân châu
Bước 4: Đun nước cốt dừa
Bước 5: Thưởng thức
CHÈ THẬP CẨM 3 MÀU
Nguyên liệu:
Cách nấu chè thập cẩm 3 màu:
Bước 1: Cách nấu đậu đỏ
Bước 2: Cách nấu đậu xanh
Bước 3: Cách nấu thạch
Bước 4: Trình bày

Chè thập cẩm là món chè thanh mát, quen thuộc và dễ ăn trong những ngày hè oi bức. Do có sự kết hợp của rất nhiều thành phần nên không có dư vị nào nổi bật lên hẳn nhưng bù lại cùng lúc bạn sẽ được thưởng thức nhiều vị chỉ trong một cốc chè.

Tùy mỗi người mà làm chè thập cẩm các vị khác nhau nhưng phần lớn chúng sẽ vài nguyên liệu như đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh, trân châu các loại, thạch hoa quả, hạt sen, long nhãn, nước cốt dừa tươi, vừng, lạc, dừa khô, dừa sợi...

Mùa hè nóng bức, được thưởng thức một cốc chè thập cẩm đa vị bùi bùi, chan ít nước cốt dừa béo ngậy, thêm vài viên đá lạnh thì còn gì bằng.

Chị em có thể tham khảo 2 cách nấu chè thập cẩm đơn giản dưới đây cho cả nhà thưởng thức nhé!

CHÈ THẬP CẨM Nguyên liệu:

- 100gr đậu ván trắng - 100gr đậu đỏ - 50gr đậu đen - 50gr đậu xanh cà vỏ - 50gr đậu xanh nguyên hạt

- Đường, nước cốt dừa, dừa sợi, dừa khô

- Tinh dầu hoa bưởi

- 1 ít bột năng

- 2 cái lá nếp

- 20gr hạt trân châu

2 cách nấu chè thập cẩm ngọt thơm mát lạnh giải nhiệt ngày nắng nóng

Các loại đậu cần ngâm trước khi nấu

Cách chọn đậu đen ngon

Đậu đen ngon nên chọn hạt mẩy tròn đều, bóng, có màu và kích cỡ đều nhau. Nếu có điều kiện, nên chọn đậu đen ta, hạt hơi nhỏ nhưng mềm và thơm.

Tùy thuộc vào chất lượng và độ tươi của hạt mà bạn có thể mất khoảng 2 giờ hoặc lâu hơn để hầm mềm chúng. Thông thường, đậu tươi nhờ chứa độ ẩm nhiều hơn nên tốn ít thời gian hơn để nấu.

Đậu đen cũng có “hạn sử dụng” đấy! Vậy nên, bạn chỉ nên mua vừa đủ cho mỗi lần dùng thay vì dự trữ nhiều trong bếp. Đậu đen mua về chỉ nên dùng trong vòng một tháng và lưu trữ trong hộp kín ở nơi thoáng mát.

Lí do phải ngâm đậu đen trước khi nấu

Trước khi nấu bạn nên vo, xả sạch, lựa bỏ hạt đậu lép. Tiếp đến cho đậu vào nồi nấu với nước xâm xấp trong 2 phút, sau đó chắt bỏ nước và cho nước lạnh vào ngâm từ 2-4 giờ. Cách này sẽ làm giảm đáng kể thời gian nấu và loại bỏ vị chát của vỏ.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý không ngâm đậu quá lâu hoặc ngâm trong thời tiết nóng vì đậu sẽ dễ lên men. Chỉ nên ngâm trong vòng 4 tiếng hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh nếu thời tiết ngoài trời khá nóng bức.

Khi nấu món chè thập cẩm có nhiều loại đậu khác nhau, bạn nên nấu riêng từng loại, vì mỗi loại đều cần một thời gian chín khác nhau.

Cách nấu chè thập cẩm Bước 1: Ngâm các loại đậu

Đậu đỏ, đậu trắng, đậu xanh, đậu đen vo sạch rồi ngâm nước khoảng 4-6h cho mềm. Hôm sau cho từng loại đậu vào nồi lần nước ninh mềm. Nếu bạn muốn đậu mau mềm thì thêm một xíu muối (chỉ vài hạt thôi). Sau đó cho lượng đường vừa đủ ngọt đun 2-3 phút để đậu ngấm vị.

Bước 2: Xay đậu xanh

Riêng phần đậu xanh có thể hấp sau đó cho vào máy xay nhuyễn cùng với đường cát (Độ ngọt sẽ điều chỉnh theo sở thích ngọt của bạn).

Bước 3: Luộc trân châu

Đun sôi 50ml nước rồi thả hạt trân châu vào luộc, khi trân châu chín nổi lên vớt ra ngâm vào nước sôi để nguội để tránh bị dính.

2 cách nấu chè thập cẩm ngọt thơm mát lạnh giải nhiệt ngày nắng nóng

Khi trân châu chín nổi lên vớt ra ngâm vào nước sôi để nguội để tránh bị dính

Bước 4: Đun nước cốt dừa

Đổ 30ml nước cốt dừa vào một cái nồi nhỏ thêm 10gr đường cùng 2 thìa bột năng đã pha loãng vào đun sôi để được hỗn hợp nước cốt dừa hơi sền sệt.

Bước 5: Thưởng thức

Lần lượt cho từng loại đậu vào cốc sau đó rưới phần nước cốt dừa lên rắc thêm ít dừa sợi và dừa khô cùng chút tinh dầu bưởi. Nếu thích lạnh thêm vài viên đá rồi thưởng thức.

Chị em có thể tham khảo cách nấu chè thập cẩm kiểu này cho gia đình thưởng thức nhé!

2 cách nấu chè thập cẩm ngọt thơm mát lạnh giải nhiệt ngày nắng nóng

CHÈ THẬP CẨM 3 MÀU Nguyên liệu:

- 100gr đậu đỏ

- 70gr đường - 100gr đậu xanh - 70gr đường - 1 muỗng cà phê vanilla - 1 lít nước lá dứa - 150gr đường - 8gr thạch rau câu

- Nước đường: 200ml nước + 100gr đường nấu sôi để nguội.

- Nước cốt dừa: 1 lon (400ml) nước cốt dừa + 30gr đường nấu với lửa nhỏ khi nước cốt dừa sôi nhẹ thì cho 1 chút xíu bột năng hoa với nước lạnh vào khuấy đều 1/2 phút là tắt bếp.

2 cách nấu chè thập cẩm ngọt thơm mát lạnh giải nhiệt ngày nắng nóng

Cách nấu chè thập cẩm 3 màu: Bước 1: Cách nấu đậu đỏ

- Đậu đỏ ngâm với nước ấm qua đêm. Sau đó đổ ra rổ xả qua nước lạnh vài lần cho sạch.

- Đậu đỏ, 1 lít nước cho vào nồi nấu chín, khi đậu chín mềm thì cho đường vào nấu lửa hơi thấp cho nước đường thấm từ từ vào đậu. Nấu cho tới khi nước cạn thì tắt bếp.

Bước 2: Cách nấu đậu xanh

- Đậu xanh ngâm 4-5 tiếng vo sạch hấp chín, sau đó cho đậu xanh, đường, vanilla cho vào chảo không dính bắt lên bếp sên với lửa nhỏ cho đến khi nhân quyện lại 1 khối không dính chảo thì tắt bếp.

Bước 3: Cách nấu thạch

- Nước, rau câu, đường cho hết vào nồi hòa tan, sau đó bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ cho đến khi nước thạch trong thì tắt bếp.

- Cho hỗn hợp này vào hộp, chờ nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng cho thạch đông trước khi cắt hạt lựu nhỏ.

2 cách nấu chè thập cẩm ngọt thơm mát lạnh giải nhiệt ngày nắng nóng

Bước 4: Trình bày

2 cách nấu chè thập cẩm ngọt thơm mát lạnh giải nhiệt ngày nắng nóng

Đá bào cho ra ly, đậu đỏ, thạch, đậu xanh, sau đó chan nước đường, nước cốt dừa vào cho thêm dừa bào và đậu phộng rang giã nhỏ.

Chè thập cẩm 3 màu đẹp mắt, hấp dẫn. Đậu đỏ, đậu xanh thơm bùi, ngọt thanh; thạch dẻo thanh mát quyện với nước cốt dừa beo béo cùng chút đã lạnh thật tuyệt.

Cách nấu chè thập cẩm kiểu này không khó, chị em hãy thử nhé!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm