Để giúp con thoát khỏi tình trạng biếng ăn hay tiêu hóa kém, mẹ hãy tham khảo 11 điều cần lưu ý dưới đây:
1. Thức ăn lạ
Có 1 thực tế là bé thường trớ khi ăn đồ lạ. Để giúp con thích ứng với điều này, lúc đầu mẹ nên cho bé ăn những phần thìa nhỏ để bé làm quen dần. Đồng thời mẹ hãy cố gắng làm cho thức ăn giống với những thứ bé vẫn thích ăn hàng ngày.
2. Nhem nhuốc
Thức ăn của con bị vương vãi khắp sàn cả trong xe nôi hay thậm chí là nhem nhuốc mặt mũi. Đó là dấu hiệu thích độc lập ở bé. Khoảng 9 tháng tuổi, nhiều bé muốn kiểm soát giờ giấc ăn uống của mình, và phản đối bằng cách hất thức ăn đi. Mẹ có thể thấy phiền vì điều này nhưng đó là bước quan trọng trong sự phát triển của bé.
3.Nôn trớ
Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì nôn trớ là chuyện khó tránh khỏi. Hệ tiêu hóa ở bé thời điểm này vẫn đang hoàn thiện. Để hạn chế điều này, mẹ nên bón cho bé từ từ từng chút một, nới lỏng tã và giữ bé thẳng người sau khi ăn. Từ 12 – 14 tháng tuổi hiện tượng trào ngược ở trẻ nhỏ sẽ tự chấm dứt.
4. Không chịu ăn
Khi đút thức ăn cho bé, con hay lắc đầu, đẩy thìa ăn đi hoặc ngậm chặt miệng lại. Có vài nguyên nhân cho việc lười ăn này của bé: con bị ốm, không tập trung hoặc đơn giản là bé vẫn no. Đừng cố ép con ăn và nếu lo lắng mẹ nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ.
Ảnh minh họa
5. Kén ăn
Tình trạng kén ăn ở trẻ có thể diễn ra trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng nhưng không kéo dài mãi. Bé kén ăn vì nhiều lý do: khi không khỏe, đặc biệt là khi mọc răng, con chỉ thích đồ ăn quen thuộc hàng ngày. Một lý do khác đơn giản là vì bé không muốn thử cái mới. Đừng vì bé chỉ muốn một loại đồ ăn mà cho con ăn mãi một món. Mẹ hãy cho bé những thức ăn giàu dinh dưỡng, dù không muốn thì khi đói con vẫn sẽ ăn.
6. Dị ứng thức ăn
Có đến 8% trẻ em bị dị ứng thức ăn. Những triệu chứng như phát ban, tiêu chảy, nôn mửa có thể xuất hiện đột ngột. Bất kì loại thực phẩm nào cũng có thể là nguyên nhân nhưng sữa, các loại hạt, trứng và sò ốc là những thức ăn dễ khiến trẻ dị ứng nhất.
7. Đau bụng
Cứ 5 trẻ thì có 2 trẻ đối phó với đau bụng bằng cách khóc hàng tiếng đồng hồ. Đau bụng có thể bắt đầu từ khi bé được 3 tuần tuổi và thường kết thúc ở tháng thứ . Dù đau bụng không ảnh hưởng đến việc thèm ăn của bé nhưng con cũng cần thời gian bình tĩnh lại trước khi cho con ăn. Những lúc như thế bé cũng hay trớ khi ăn vào.
8.Tiêu chảy và táo bón
Tiêu chảy dễ dẫn đến mất nước rất nguy hiểm với những dấu hiệu như khô miệng, giảm đi tiểu, khóc không có nước mắt, giảm cân hoặc mắt trũng.
Trẻ ít khi bị táo bón hơn và thường khó nhận biết vì tần suất đi vệ sinh của mỗi bé là khác nhau. Dấu hiệu của táo bón bao gồm là phân cứng, đi vệ sinh đau đớn và có thể kèm theo máu. Trước khi cố tìm ra biện pháp giải quyết, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của bé.
9. Đồ ăn đóng hộp
Đồ hộp có phải nguyên nhân gây khó tiêu cho bé? Nó hoàn toàn có thể nếu mẹ cho con ăn đồ trực tiếp từ hộp hoặc để dành đồ thừa cho các bữa khác.
10. Đồ ăn thừa
Đôi khi bố mẹ mới chính là nguyên nhân gây ra những vấn đề trong ăn uống của bé khi cho con ăn thức ăn giống mình, đặc biệt là khi đó là đồ ăn thừa. Vi khuẩn có thể theo đồ ăn đó đi vào dạ dày của bé và gây ra các vấn đề khác.
11. Đồ ăn nên tránh
Có một vài loại thực phẩm người lớn vẫn ăn nhưng lại không tốt cho sự phát triển của bé. Ví dụ như mật ong, có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh thậm chí dẫn đến tử vong. Mẹ hãy tránh xa các thực phẩm dẻo, dính có thể gây nghẹt thở và nguy hiểm cho bé.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet