Cơm trưa văn phòng - cụm từ rất đỗi quen thuộc nhưng lại làm khá nhiều chị em đau đầu. Ăn cơm ngoài hàng thì đắt đỏ, lại mang trong mình nỗi lo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thế nhưng, để dậy sớm nấu nướng lại là cực hình với nhiều người. Chị Nguyễn Thị Cẩm Hà (1985), hiện đang sinh sống và làm việc tại Myanmar, khiến nhiều chị em ngưỡng mộ vì những hộp cơm trưa đủ chất, ngon mắt hàng ngày.
Trước đây, chị Hà cũng từng rơi vào hoàn cảnh ngại vào bếp vì quanh đi quẩn loại toàn những món quen thuộc. Đi làm về lại sấp ngửa đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp..nhiều lúc khiến chị mệt mỏi. Thế nhưng sau này, chị nghĩ là do mình chưa biết cách sắp xếp thời gian một cách khoa học. Do đó, chị thay đổi lịch sinh hoạt và lên kế hoạch cho những việc mình định làm. Nấu ăn cũng là một trong số đó vì đó là việc hằng ngày và chiếm nhiều thời gian nếu không biết cách.
Chị thường đi chợ cho cả tuần vào sáng Chủ Nhật. Trước đó, chị sẽ lên thực đơn cho cả tuần và ghi những thứ cần mua và số lượng ra giấy. Đến khi đi chợ, chị sẽ mua những hàng phía ngoài rồi lần lượt vào trong để đỡ mất thời gian vòng đi vòng lại. Đối với một số mặt hàng cần sơ chế như gà, cá,...sau khi mua xong sẽ dặn người bán làm và lát sau quay lại lấy.
Thịt lợn, thịt bò, gà, cá, tôm, mực,...chị sẽ mua để ăn dần cả tuần. Rau thì chị thường mua cả rau xanh và củ quả. Rau xanh không để được lâu nên sẽ nấu vào những ngày đầu tuần (thứ 2,3 hoặc 4), cuối tuần (thứ 5,6) sẽ ăn củ quả vì để được lâu hơn.
Sau khi đi chợ về, chị sẽ sơ chế và rửa sạch, bỏ vào từng hộp/túi đựng thực phẩm. Rau cũng được sơ chế qua, cắt bỏ gốc, nhặt lá hư để tránh bị thối; củ quả để nguyên. Khi cất đồ vào tủ lạnh, những món ăn vào khoảng nửa tuần cuối sẽ để ở phía trong, những món ăn ngay ngày đầu tuần ở phía ngoài. Việc này không chỉ đỡ mất thời gian lục tìm đồ mà còn giúp bảo quản thức ăn được tốt hơn.
Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, chị thường đưa đồ từ ngăn đá xuống ngăn mát để sáng hôm sau không mất thời gian rã đông. Mỗi ngày, chị thường dậy lúc 6h sáng rồi xuống bếp cắm nồi cơm. Sau đó, chị thả rau/củ vào ngâm trong bồn nước đầy một lúc. Trong lúc ngâm rau, chị chế biến thực phẩm: thịt lợn, thịt gà…Khi nấu, chị thường bật 2 bên bếp cùng lúc. Ví dụ một bếp xào mực thì bếp kia mình bắc nước luộc rau, hoặc một bên rim sườn thì bên còn lại xào rau.
Chị cũng ưu tiên chế biến những món tốn thời gian như rim, kho.. trước vì trong thời gian rim mình vặn nhỏ lửa và quay qua chế biến món khác. Thời gian xong một món rim/kho thì chị cũng xong 2 món ở bếp còn lại. Thông thường, chị thường mất 30 - 40 phút mỗi sáng cho việc nấu cơm trưa mang đi.
Cùng ngắm nhìn những hộp cơm trưa ngon mắt mà đủ chất của chị Cẩm Hà.
Thức ăn trưa được chị xếp gọn gàng vào hộp có đậy nắp
Việc có một thực đơn lên sẵn trong đầu và sơ chế qua, bỏ ngăn nắp trong tủ lạnh giúp chị Hà không mất thời gian loay hoay trước tủ lạnh.
Thời gian đầu, chị Hà cũng mất nhiều thời gian để nấu nước.
Sau đó, chị đặt chuông đồng hồ 45 phút để tập nấu nhanh hơn, sau cứ giảm dần xuống 40 phút, rồi 30 phút.
Những hộp cơm giúp chị cảm thấy gia đình mình gắn kết hơn.
Thỉnh thoảng, chồng chị cũng nhắn tin cảm ơn vợ vì bữa trưa ngon.
Chị không có giới hạn chị phí cụ thể cho từng bữa ăn.
Một bữa trưa của chị luôn đầy đủ protein, tinh bột, chất xơ.
Ngoài ra, chị cũng mang thêm hoa quả để ăn tráng miệng, cũng như bổ sung vitamin.
Thịt mua về bỏ luôn ngăn đá nên dù mấy hôm sau chị mới chế biến thì thịt vẫn tươi ngon.
Những món ăn trưa chị làm thường không quá cầu kì như trứng tráng, thịt luộc,...
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet