Nội dung

Những nhà giáo dục hiện đại đang cho rằng tính kiên cường hoặc khả năng hồi phục sau nghịch cảnh rất quan trọng với một đứa trẻ. Nó là một yếu tố dự báo tương lai chính xác hơn điểm tốt nghiệp trung học, giải cao trong các kỳ thi, bảng thành tích hay cơ thể khỏe mạnh.

Tầm quan trọng của vấn đề này đã được công bố ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Năm ngoái, ở Anh, liên hiệp các đảng phái ở quốc hội đã ra một thông cáo chung có tên là "Thông cáo về phẩm chất và sự phục hồi". Trong đó kết luận rằng các trường học cần phải nhấn mạnh rèn luyện cho học sinh phẩm chất đạo đức và khả năng phục hồi, vượt qua trở ngại. Cơ quan giám sát giáo dục quốc gia Ofsted cũng phải theo dõi, kiểm tra và báo cáo lại vấn đề này.

Tại Mỹ, tác giả Paul Tough của cuốn sách "Bí quyết để thành công ở trường cho học sinh" nói rõ tính gan góc là một yếu tố quan trọng mà một đứa trẻ cần để thành công chứ không phải chỉ số thông minh. Gần đây hơn, nhà giáo và tác giả Jessica Lahey lập luận rằng chúng ta cần để cho những đứa trẻ thất bại, một phần để chúng tự xây dựng được khả năng phục hồi hoặc học được kỹ năng đối phó.

Yếu tố quan trọng nhất để một đứa trẻ thành công

Hãy để trẻ thất bại để chúng học được kỹ năng phục hồi. Đây mới là điều quan trọng để chúng thành công. Ảnh: Qz.

Có rất nhiều mối đe dọa có thể làm nhụt trí tinh thần những đứa trẻ. Đó là các vụ tấn công khủng bố, bạo lực học đường hay thực tế cuộc sống nghèo đói. Cha mẹ, thầy cô giáo có thể áp dụng một số điểm để tăng tính kiên cường cho trẻ, ví dụ như duy trì một thói quen mỗi ngày, vạch ra mục tiêu và giữ vững lập trường, dạy trẻ tự chăm sóc bản thân hay chấp nhận thay đổi vì đó là một phần của cuộc sống...

Ví dụ với tiêu chuẩn "Dạy trẻ tự chăm sóc bản thân", có thể chúng ta sẽ nghĩ là dạy trẻ tự tắm rửa, ăn uống, mặc đồ... nhưng ý nghĩa đúng của tiêu chuẩn này dạy chúng biết thư thả và giải thích cho chúng hiểu phải làm gì khi bộ não và cảm xúc mất bình tĩnh. Đó có thể đơn giản như hít thở sâu, tập luyện thiền chánh niệm.

Trong cuốn sách về thực hành chánh niệm nổi tiếng của Davidson đã giải thích những gì xảy ra với bộ não khi chúng ta đang phải đối mặt với căng thẳng: "Chúng ta thường có phản ứng cảm xúc dai dẳng, vượt quá mức cần thiết hoặc để nỗi buồn hiện diện mọi nơi. Điều đó dẫn tới amygdala (vùng hạch hạnh nhân) bị kích hoạt dai dẳng". Nó gây ra cảm giác sợ hãi và kích động, ảnh hưởng đáng kể đến học tập và ghi nhớ hình ảnh. Cho nên thực hành chánh niệm sẽ giúp vùng hạch hạnh nhân phục hồi nhanh hơn.

Chúng ta không thể kiểm soát những điều xấu xảy ra với con em mình. Nhưng chúng ta có thể giúp xây dựng khả năng phục hồi để tự những đứa trẻ đối phó với khó khăn. "Nếu không giảng dạy các kỹ năng giúp trẻ em vượt qua những cảm xúc của mình thì thật sự chúng ta đang bắt chúng làm những điều không thể mỗi ngày", tổ chức giáo dục EdWeek của Mỹ kết luận.

Bảo Nhiên (Theo Qz)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm