Mới đây, bức ảnh một bé gái với bàn tay đầy máu vì bị chuột cắn khi đang ngủ được một tài khoản Facebook chia sẻ và lan truyền với tốc độ chóng mặt trên cộng đồng mạng khiến các bố mẹ có con nhỏ hoang mang lo lắng.
Theo lời kể của chị N.P.P - mẹ cô bé, tối ngày 9/8, khi cả nhà đang ngủ trong phòng bật điều hòa, khoảng 1 giờ đêm thì con gái chị ngồi dậy khóc thét lên. Thấy vậy, người mẹ giật mình tỉnh giấc, vội vàng cho con bú nhưng bé gái vẫn khóc nức nở mà mẹ không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Người mẹ quay sang bế con dậy vỗ về cho con ngủ song bé vẫn khóc. Thấy lạ, chị đã bật đèn lên và thấy cảnh tượng kinh hoàng xảy ra: giường đầy máu, bàn tay con gái cũng đầm đìa máu.
Chị vội vã bế con đi rửa tay nhưng máu không hết mà vẫn tuôn ra. Cho nên gia đình nhanh chóng đưa cháu bé vào bệnh viện cấp cứu. Hiện tại bé gái vẫn đang nằm trong bệnh viện và sốt đến 40 độ.
Chị N.P.P cũng cho biết thêm, mặc dù phòng ngủ của gia đình được đóng kín vì bật điều hòa, có tất cả 4 người ngủ trong phòng nhưng con chuột đã "nhằm" tay em bé để cắn gây ra vết thương đáng sợ trên. Có thể do cơ thể trẻ có mùi sữa thêm nên chuột đã "đánh hơi" và cắn bé.
Hồi tháng 12/2010, tại Ba Đình, Hà Nội, bé Nguyễn Đ.G. 8 tuổi được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng sốt, phát ban, vết thương chảy máu, sưng tấy, ngứa, viêm mạch bạch huyết và nổi hạch ở bẹn, kèm theo nhức đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hoá...
Nguyên nhân là do bé ngủ không có màn nên đã bị chuột cắn vào chân làm lây truyền xoắn khuẩn từ chuột sang bé. Rất may bé Đ.G đã được đưa đến viện kịp thời, nếu để lâu có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi, viêm gan, lách to, viêm màng não, viêm tinh hoàn, viêm kết mạc, thiếu máu... và tử vong.
Không may mắn như 2 em bé trên, một bé gái 4 tháng tuổi và bé trai 10 ngày tuổi tại Mexico và Ấn Độ đã tử vong do bị chuột cắn.
Trước đó, vào ngày 26/8/2015, bé trai 10 ngày tuổi được đưa đến điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt (NICU) của Bệnh viện công Guntur ở bang Andhra Pradesh (Ấn Độ). Tuy nhiên, tại đây, bé đã bị chuột cắn nát các ngón tay và ăn mất mắt trái. Dù được phát hiện kịp thời nhưng do vết thương quá nặng, cậu bé đã tử vong ngay sau đó.
Còn bé gái 4 tháng tuổi tại Mexico đã bị những con chuột cắn chết sau khi mẹ bé ể bé ở nhà một mình và đi khiêu vũ.
Sự việc đau lòng này xảy ra tại ngôi nhà đã xuống cấp ở Acolman. Mẹ của bé, Lizbeth Jeronima Fuentes Munguia, 18 tuổi, trở về nhà vào lúc rạng sáng ngày thứ 3, ngày 5/1/2015 và thấy cô con gái bé bỏng của mình đã chết trên giường.
Mặc dù các nhân viên cứu thương vội vã đến ngôi nhà để cấp cứu nhưng em bé được thông báo là đã tử vong trước đó. Những con chuột này đã cắn nát một phần khuôn mặt và các ngón tay của em bé đáng thương này.
Các nhân viên cứu thương vội vã đến ngôi nhà để cấp cứu nhưng em bé được thông báo là đã tử vong trước đó.
Bị chuột cắn là một điều rất bình thường nếu như không gây ra vết thương gì. Nhưng tại sao bị chuột cắn chảy máu lại có thể khiến đứa trẻ tử vong như vậy? Theo ThS-BS Lê Hồng Nga - Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc-xin sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM - cho biết: Trước hết chuột sẽ gây ra bệnh do Hantavirus. Virus này có trong nước tiểu, phân, nước bọt của chuột. Kể cả khi chuột chết, xác chuột vẫn còn phóng thích ra Hantavirus.
Bệnh lây sang người qua đường hô hấp do hít phải các chất bài tiết thải ra từ chuột hay do chuột cắn. Biểu hiện ban đầu là sốt cao 3-5 ngày, có khi sốt kéo dài 4-6 tuần. Tiếp đó là đau cơ lớn (các cơ vai, đùi, lưng), người gai lạnh, suy nhược, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau bụng (tăng dần) và tiêu chảy… Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, suy tim, suy thận.
Một bệnh cũng thường gặp do chuột gây ra là bệnh vàng da xuất huyết (bệnh Leptospirose). Đầu tiên sẽ có biểu hiện sốt, rét run, đau đầu, buồn nôn, có nôn và đau cơ kéo dài từ bốn-bảy ngày. Sau đó da có màu vàng da cam, suy thận, vàng mắt xung huyết kết mạc, nổi hồng ban.
Ngoài ra chuột còn gây ra bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis, bệnh do vi khuẩn Salmonella…
Các vết cào, cắn do chuột gây ra tuy chỉ ngoài da nhưng là đường vào của các bệnh như dại, sốt chuột cắn. Vì vậy cần được chăm sóc y tế như rửa sạch bằng nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc povidine (bán tại các nhà thuốc). Sau đó cần đến cơ sở y tế gần nhà để được khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh đúng cách.
Cách tốt nhất để bảo vệ môi trường sống của mình và tránh không bị các bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra là bố mẹ nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh để những vật dụng bừa bãi trở thành làm nơi ẩn náu và sinh sống cho chuột.
"Nếu dọn dẹp nhà cửa, nghi ngờ chỗ nào có chuột cần mang bao tay cao su để tránh bị chuột cắn. Sử dụng nước tẩy javel lau sạch chỗ nào có nước tiểu của chuột hoặc nơi chuột làm ổ để tránh sự lây nhiễm của virus. Nếu phát hiện xác chuột trong khuôn viên nhà, phải mang bao tay cao su rồi bỏ chuột vào bao ni lông nhiều lớp, gói kín lại bỏ vào thùng rác", bác sĩ Nga khuyến cáo.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet