Hôm trước có đọc được bài viết "Điểm mặt" rau quả là "độc tố" cho bé, em càng thêm băn khoăn lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm cho hệ tiêu hóa non nớt của con yêu. Dù đã được trang bị rất nhiều kiến thức, tuy nhiên có lẽ những bậc làm mẹ như chúng ta càng đọc sẽ chỉ càng thêm lo. Mỗi lần ra chợ, cầm mớ rau, thức quả lên tay định mua, em lại cứ mãi chần chừ vì không biết những thực phẩm này liệu có thực sự sạch hay không? Giải pháp tốt nhất em hướng đến bây giờ có lẽ chỉ là cố gắng tự tay làm những loại thực phẩm 'home - made" cho con.
Nghĩ là làm, chủ nhật vửa rồi, em quyết tâm ra chợ mua một ít giá đỗ về trồng để "cải thiện: bữa ăn sạch cho Chích Bông. Hóa ra, món giá đỗ lại dễ trồng và đơn giản vô cùng chị em ạ. Em chỉ gieo mầm tối hôm trước, sáng hôm sau giá đã nảy những mầm xanh rất đáng yêu. 4 ngày sau thì Chích Bông đã có thể "măm măm" được rồi.
Em xin chia sẻ với các mẹ cách trồng giá đỗ siêu sạch không cần đất của mình. Món giá ngon, lại đơn giản dễ trồng hẳn sẽ không quá tốn nhiều thời gian của các bà mẹ hiện đại mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé yêu
Nguyên liệu:
- 0,5kg đỗ xanh. Mẹ có thể chọn đỗ tiêu hoặc đỗ xanh thường đều được. Với loại đỗ tiêu, giá nảy mầm ăn sẽ ngon và bùi hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ thích giá mập mạp, những hạt đỗ xanh thường vẫn luôn lý tưởng hơn cả.
- 1 cái rổ sach.
- 3 tấm khăn cũ. Mẹ có thể tận dụng khăn xô cũ của con để trồng giá.
Cách làm:
Bước 1: Đỗ xanh mẹ vo sạch 3 nước rồi ngâm trong nước mát qua đêm từ 6-8 tiếng cho đỗ no nước, nở bung.
Đỗ tiêu trước khi ngâm
8 tiếng sau, hạt đỗ nở to gấp đôi ban đầu
Bước 2: Trải một lớp khăn lên trên rổ. Mẹ lưu ý không chọn rổ có lỗ quá to, tránh hạt bị rơi xuống dưới.
Nếu không muốn trồng giá trong rổ, mẹ có thể lấy một cái nồi sạch rồi lót khăn. Giá trồng trong nồi sẽ to và mập hơn. Tuy nhiên, lớp đỗ dưới cùng sẽ dễ bị úng nước, dễ hỏng nếu mẹ không chắt nước cẩn thận.
Bước 3: Mẹ bốc một nắm đỗ nhỏ rải đều lên mặt khăn.
Chú ý: Không nên dàn quá dày, đỗ sẽ không có chỗ nảy mầm.
Bước 4: Phủ một lớp khăn lên đỗ, tiếp tục rải lớp thứ 2. Làm liên tục cho đến khi hết đỗ.
Bước 5: Lèn một lớp khăn cuối cùng lên đỗ. Lèn càng chặt thì đỗ nảy mầm sẽ càng mập.
Cất vào chỗ thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời. Mỗi ngày, đêm mang rổ đậu ra tưới nước một lần. Sau khi tưới nước vào chậu ngâm giá, mẹ nhớ phải để giá thật ráo nước mới đặt trở lại vào chậu nhé, kẻo giá sẽ bị úng nước và chết.
Giá đỗ nảy mầm chỉ sau 1 đêm
Và những cọng giá trắng mập mạp chỉ sau 3-4 ngày, sẵn sàng chờ mẹ thu hoạch
Giá đỗ thuộc nhóm rau mầm làm từ các loại đỗ: đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ vàng (đỗ tương), đỗ đen, đỗ nâu (đậu phộng). Giá của loại đỗ nào sẽ mang phần bản chất của loại đỗ sinh ra nó. Điều kỳ diệu của giá đỗ là nó bổ hơn hạt đỗ cả chất và lượng. Qua quy trình ngâm ủ, giá sẽ có hàm lượng protein, vi chất cần thiết đặc biệt là kẽm và selen, acid amin và vitamin C, khoáng chất cao hơn.Các bà mẹ có con biếng ăn hoặc đang cho con ăn dặm có thể chế biến giá đỗ cho bé. Hàm lượng kẽm cao và men tiêu hóa của giá đỗ sẽ rất tốt cho trẻ biếng ăn
Giá đỗ là thực phẩm lý tưởng cho trẻ biếng ăn
Xin mách mẹ một số món ngon chế biến từ giá đỗ như:
1. Sữa giá đỗ cho bé lười bú: Lấy đậu xanh mới nảy mầm khoảng 3-4 hạt, giã nát hòa cùng sữa mẹ, gạn lấy nước cho uống để chữa trẻ sơ sinh không chịu bú.
2. Bột hoặc cháo giá đỗ cho bé ăn dặm: giá đỗ giã lấy nước hoặc cho vào xay cùng với cháo, bột, các bé sẽ ăn được nhiều hơn. Một cách khác là luộc giá lên và lấy nước luộc giá thay cho nước lọc để chế biến cùng bột hoặc cháo.
3. Giá thay rau cho trẻ biếng ăn: dùng giá thay rau chế biến thành các món luộc, xào, nấu cho trẻ ăn
Chúc các mẹ thành công!
Mẹ Chích Bông
Cùng đọc những bài viết Món ngon cho bé khác trên mục Làm mẹ
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet