Mùa đông thời tiết hanh khô, trẻ rất dễ bị nóng trong người. Tuy nhiên, vì trẻ không biết nói, nên để phát hiện được bé bị nóng trong, bố mẹ cần quan sát và nhận diện 10 triệu chứng dưới đây để kịp thời điều trị cho bé nhé!
1. Nhiệt ở miệng và lưỡi
Khi cơ thể nóng trong, trẻ sẽ bị nổi nốt ở miệng và lưỡi. Vì đau nên trẻ thường không muốn ăn gì, dễ cáu gắt và quấy khóc, thậm chí là không muốn uống nước, có khi trẻ còn đưa tay quệt lên những vùng quanh miệng. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên, bố mẹ nên kiểm tra khoang miệng của con xem có vết lở loét nào không nhé.
2. Trẻ bị táo bón
Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, khi lượng canxi hấp thu vào cơ thể vượt mức cần thiết, sẽ kết hợp với phốt pho và protein trong sữa dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng gây ra nóng trong và táo bón. Khi thấy trẻ đỏ mặt vì khó đại tiện, hoặc khóc vì đau hậu môn, phân rắn, số lần đi ít khoảng 3 – 5 ngày một lần, thì chắc chắn trẻ đang bị nóng trong.
3. Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
Khi trẻ bị nóng trong, sức đề kháng sẽ giảm, cổ họng khô sẽ gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nếu vi rút xâm nhập vào mũi sẽ khiến mũi trẻ nóng lên, hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi và ho. Trẻ bị nghẹt mũi, hô hấp khó khăn và dẫn đến việc trẻ lười bú sữa.
4. Nước tiểu có màu vàng, mỗi lần đi một lượng nhỏ
Đây chính là biểu hiện của việc thiếu nước trong cơ thể, khiến cơ thể nóng trong. Khi trẻ bị mất nước nhiều, bố mẹ cần kịp thời bổ sung nước cho con. Nhưng khi pha sữa vẫn phải giữ đúng tỉ lệ pha, không được cho lượng nước quá nhiều. Thay vào đó, bạn có thể cho con uống thêm nước vào giữa hai bữa sữa. Cho trẻ uống thêm nước rất quan trọng nhưng cũng phải phù hợp với tháng tuổi của trẻ.
5. Trẻ có nhiều gỉ mắt
Nếu thấy con có nhiều gỉ mắt, bố mẹ không được lơ là, vì đây chính là tín hiệu mà cơ thể muốn thông báo ra ngoài. Đây chính là biểu hiện của việc trẻ bị nóng gan. Khi bị nóng gan, trẻ sẽ quấy khóc, không nghe lời.
6. Hậu môn của trẻ có màu đỏ sẫm
Khi tắm cho con, bố mẹ nên chú ý quan sát màu hậu môn của con vì đây là điều đơn giản nhất để nhận ra trẻ có bị nóng trong hay không. Thông thường hậu môn của trẻ sẽ có màu hồng, nhưng khi đường ruột bị nóng thì hậu môn sẽ có màu thậm hơn. Màu sắc của hậu môn càng đậm thì bố mẹ càng cần phải chú ý, điều đó chứng tỏ trong người trẻ đang rất nóng.
7. Lòng bàn tay trẻ đổ mồ hôi trộm
Lòng bàn tay trẻ lạnh hoặc ẩm ướt hay không cũng chính là một tín hiệu cho thấy trẻ có bị nóng trong hay không. Nếu lòng bàn tay trẻ lạnh và ẩm ướt thì là điều bình thường. Còn nếu lòng bàn tay trẻ khô, ra mồ hôi trộm vào buổi tối, thì chứng tỏ trẻ đang bị nóng trong. Những đứa trẻ như vậy thể trạng kém, không thể ăn được những thức ăn quá lạnh.
8. Giọng nói khàn đặc
Mặc dù giọng của trẻ không phải là một loại bệnh, thế nhưng nó lại là một tín hiệu thông báo về tình hình sức khỏe của trẻ. Khi giọng trẻ khàn khàn thì có thể là triệu chứng của việc nóng trong. Khi thấy trẻ khàn giọng, bố mẹ cần phán đoán đúng nguyên nhân để kịp thời xử lý.
9. Đầu lưỡi của trẻ có màu đỏ
Nếu quan sát thấy đầu lưỡi và hai bên lưỡi trẻ có màu đỏ thì rất có thể đó là triệu chứng của việc trẻ bị nóng trong. Những đứa trẻ này ban ngày thường rất khát nước, buổi tối trằn trọc khó ngủ và ngủ không ngon giấc.
10. Trẻ ngủ không ngon giấc
Trẻ ngủ không ngon có rất nhiều nguyên nhân như không hợp với thức ăn, cơ thể mệt mỏi, do yếu tố sinh lý hoặc cũng có thể là do nóng trong. Khi trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, dễ tỉnh giấc, hay trở mình, đôi khi còn nghiến răng, nếu cơ thể không bị bệnh gì thì rất có thể là trẻ đang bị nóng trong khiến cho cơ thể mệt mỏi và khó ngủ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet