Nội dung

Theo tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh, ngay từ khi còn là bào thai, đứa trẻ đã phản ứng nhạy cảm với nhịp điệu, âm thanh qua bước đi, động tác và lời nói của mẹ. Cảm nhận đầu tiên về ngôn ngữ khi bé ra đời cũng bắt đầu từ rất sớm thông qua người mẹ. Giọng mẹ êm êm, dễ chịu, quen thuộc dẫn dắt bé từng bước tìm hiểu thế giới và khám phá chính bản thân.

Những đứa trẻ ban đầu phản ứng tích cực với thể loại thơ ngắn, có nhịp điệu, giúp cảm thấy vui vẻ, bình tĩnh. Khi lắng nghe thơ, trẻ em có xu hướng bắt chước đọc theo vì dễ nhớ, dễ thể hiện.

Vần thơ như bước chân ngắn, lẫm chẫm hay hơi thở dồn dập của một em bé. Thơ cũng có thể ngân nga ngắn dài như một câu lục bát mẹ hát ru con. Tùy từng thời điểm mà chọn thể loại phù hợp, chẳng hạn khi trẻ chơi nên cho nghe thơ ngắn, khi nghỉ ngơi, sắp ngủ thì giọng thơ êm ấm dịu dàng để dỗ bé ngủ yên.

Trò chơi thơ ca giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ

Ảnh: Tổ Ấm Việt.

Việc tiếp nhận thơ của trẻ ban đầu chỉ là là cảm nhận nhịp điệu rồi đến vần, sau đó mới vỡ dần về ý nghĩa từng từ và liên hệ nội dung với cuộc sống. Các bé được tiếp xúc với thơ ca từ sớm sẽ có cho riêng mình một hình dung về thế giới thú vị thông qua tư duy ngôn ngữ sớm.

Thể loại thơ dành cho trẻ nhỏ là thứ ngôn ngữ đặc biệt giản dị, rõ ràng, trong sáng. Thủ pháp láy từ, láy âm, láy hình ảnh là điểm mấu chốt quan trọng trong quá trình tư duy và tiếp nhận của bé. Khi lặp đi lặp lại và có thao tác bắt chước, học thuộc đoạn thơ, não của trẻ được kích thích phát triển toàn diện từ những ngày còn non nớt.

Nếu phụ huynh thường xuyên đọc thơ cho nghe trong những năm đầu đời, bé sẽ có vốn từ phong phú và dần phân biệt được ngữ nghĩa. Thậm chí chúng còn hiểu được những khái niệm mà người lớn cho là phức tạp đối với trẻ như đồng âm khác nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa... Nhiều nghiên cứu cho thấy thơ ca còn giúp nâng cao năng lực thẩm mỹ, giúp trẻ xây dựng sự nhạy bén về ngôn ngữ, cảm nhận ngôn ngữ bằng cảm xúc và các giác quan. Trẻ có thể “cảm” một từ thay vì chỉ hiểu nghĩa từ ấy.

Tiến sĩ Thụy Anh kể về kinh nghiệm ru con bằng bài “Cái cò mày đi ăn đêm”. Sau này cậu bé lên ba, một lần nghe được từ “cái cò” thì bảo mẹ: “Từ này rất buồn mẹ ạ”. Lần khác, khi cùng mẹ ngắm trời đêm rất nhiều sao, em bảo: "Trời có màu êm, mẹ ạ". Khái niệm "màu êm" mà đứa trẻ cảm nhận được bắt nguồn từ trong thơ ca là một thứ màu đặc biệt mà người lớn không dễ tìm ra được. Đó là cảm nhận màu sắc và nói ra bằng thứ ngôn ngữ có sự tham gia của các giác quan.

Qua thơ ca, cha mẹ và con cái còn có cơ hội giao lưu cảm xúc với nhau. Tiến sĩ Thụy Anh nhớ một người bạn sau 2 năm đi du học nước ngoài trở về quê thì đứa con đầu lòng đã được 3 tuổi. Khoảng thời gian qua khiến giữa hai bố con có một vách ngăn không làm sao để xóa bỏ nó thật nhanh. Được một người bạn tư vấn, ông bố trẻ này đã dùng thơ, đồng dao để chơi với con. Ngay lập tức, 2 cha con trở nên gần gũi với nhau như chưa từng xa cách.

Tiến sĩ Thụy Anh gợi ý một vài trò chơi bằng thơ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ như sau:

1. Điền từ

Người lớn đọc đoạn thơ và dừng lại cho trẻ đọc theo những từ cuối. Chẳng hạn, mẹ đọc:

Dê trắng còn nhỏ
Đầu chưa mọc sừng
Nhưng đã đến trường
Nên dê biết đếm

Dê con là....(Mẹ chỉ em bé, em bé đáp: Một).
Anh Bê là
.... (Mẹ chỉ bố, bố đáp: Hai).

Cứ như thế cho đến hết phần đếm người của bài thơ “Chú dê con biết đếm đến mười”.

2. Đối đáp

Chọn những bài thơ có phần đối đáp, có thể mẹ và con đối đáp, mẹ đối với bố và con hoặc mẹ và các con đối đáp. Chỉ nên có 2 bè, không nên có  3, 4 nhân vật.

Ví dụ:

Mẹ: Cốc cốc cốc.
Các con: Ai gọi đó?
Mẹ: Tôi là thỏ.
Các con: Nếu là thỏ, cho xem tai.

Khi đã quen với trò chơi này, mẹ có thể thay bằng những con khác như thỏ, nai để các con được sáng tạo.

Mẹ: Tôi là mèo
Con: Nếu là mèo, kêu meo meo.

3. Trò chơi thể hiện ý thơ bằng động tác cơ thể.

Nước ơi, nước ơi
Lại đây với bé
Cho bé rửa mặt
Cho bé rửa tay
Cho bé sạch sẽ
Rồi bé đi chơi
Mắt bé sáng ngời
Nụ cười xinh xắn
Răng bé rất trắng
Bé cắn rất đau.

Với những động từ, bé sẽ mô phỏng được bằng điệu bộ. Với cụm “mắt sáng ngời”, bé chớp chớp mắt; “nụ cười xinh xắn”, bé cười duyên; “răng trắng”, bé nhe răng. Với câu cuối, giống như trò “Ù à ù ập”, bé làm động tác giả vờ cắn đồng thời thêm âm thanh “àm” sẽ rất vui, khiến hai mẹ con cười vui vẻ. Mẹ làm một lần, lần sau bé sẽ tự động làm.

Bài thơ “Đi chơi”:

Mặt trời thức dậy
Trời đã sáng rồi
“Bé ơi!”...
(Bé): Dạ!
Mình cùng đi chơi
Chiếc quần xinh xắn
Bé mặc ngay vào
Rồi khoác chiếc áo
Rồi đội mũ lên
Nhớ nhé, đừng quên
Đi găng tay ấm
Đi giày thật vững
Rồi ta lên đường.

Từ câu “Dạ” cho đến những động tác tiếp theo, bé đều thể hiện bằng hành động trong khi mẹ đọc. Đây là trò chơi áp dụng được trong nửa tháng trước khi chuyển sang trò khác.

4. Trò chơi “nói vần vèo”

Chú Vinh con bà Binh
Anh Dế con bà Bế
Quả na của bà Ba
Quả hồng của bà Bồng...

Ở mức độ cao hơn, bé có thể sáng tạo:

Bắt con cua
Nấu canh chua

Chui vào tủ
Để đi ngủ.

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh sẽ trò chuyện với phụ huynh về chủ đề “Thơ ca và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ” từ 14h đến 16h30 ngày 14/3 tại Hội Liên hiệp Phụ nữ số 39 Hàng Chuối, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Các bác sĩ nhi khoa sẽ kết hợp tư vấn phòng và trị bệnh cúm cho trẻ. Đăng ký tham dự miễn phí qua Email hoiquancacbamehcm@gmail hoặc điện thoại 0908 350 590.

Thi Trân

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Mẹo giúp bé ăn ngoan

Kể chuyện đồ ăn, cho bé sờ vào con cá, con tôm, nhặt rau, lấy trứng... là cách chị Nhi (Mễ Trì, Hà Nội) giúp con hào hứng với bữa ăn.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Làm sao để con bớt ích kỷ

Ích kỷ là lo lắng cho lợi ích của mình quá đáng mà không quan tâm đến những người khác. Tính ích kỷ có trong mỗi người ngay từ khi lọt lòng mẹ. 

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm