Thở khò khè có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc một số bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hoặc hen suyễn. Vì vậy các bậc cha mẹ chớ chủ quan mà hãy tìm hiểu biểu hiện cũng như nguyên nhân gây ra tiếng thở khác lạ của trẻ để có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
1. Biểu hiện của trẻ sơ sinh thở khò khè
Nếu trẻ thở khò khè thì khi áp sát tai gần miệng trẻ, mẹ có thể nghe thấy tiếng con thở bất thường, gần giống như tiếng ngáy hoặc tiếng gió rít. Đối với trẻ sơ sinh nhịp thở thường thấp nên rất khó mẹ có thể phát hiện ra bằng tai, đôi khi phải dùng ống nghe của bác sĩ mới có thể phát hiện ra được trẻ sơ sinh thở khò khè.
Thở khò khè là biểu hiện thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. (Ảnh minh họa)
Thở khò khè thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi vì ở lứa tuổi này và có khoảng 30-40% trẻ đang bú mẹ có triệu chứng này, nhất là trong lúc ngủ.
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè
Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ thở khò khè, nhất là trong lúc ngủ. Các cơn khò khè thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc khi bé tiếp xúc với khói và các tác nhân gây kích ứng.
Trẻ dưới 2 tuổi thường thở khò khè do kích thước phế quản của trẻ còn nhỏ lại rất dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm. Đặc biệt trẻ sơ sinh thở khò khè do bé chưa biết cách thở bằng miệng mà chỉ thở bằng mũi. Chỉ cần tăng tiết dịch như sổ mũi cũng dễ khiến trẻ bị nghẹt mũi và thở khò khè.
Nếu trẻ thở khò khè kèm theo hiện tượng sốt, ho, phổi có tiếng ro ro bất thường thì đây chính là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, trẻ sẽ ho thường xuyên, khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm. Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh thở khò khè, thường xuyên khó thở, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái thì rất có thể trẻ bị tim bẩm sinh.
Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ thở khò khè có thể là do:
- Trẻ bị mắc dị vật ở đường thở.
- Trẻ nằm nghiêng, nằm sấp.
- Trẻ bị viêm amidan cấp tính.
- Trẻ mắc các bệnh xơ sợi bẩm sinh, có khối u ở phổi.
3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh thở khò khè
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mũi cho trẻ để giảm chứng khò khè. (Ảnh minh họa)
Mẹ thử nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ và dùng khăn xô mềm để làm thông thoáng đường thở cho con. Tiếng thở khò khè sẽ không còn. Sau đây là cách vệ sinh mũi cho trẻ:
Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.
Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2-3 giây.
Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
Bước 4: Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi.
Những trẻ lớn hơn, có thể ngồi được thì các mẹ chỉ cần nghiêng đầu trẻ sang một bên để xịt rồi xì sạch mũi là được.
Điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ
Các mẹ nên điều chỉnh tư thế ngủ nếu đó là nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè. (Ảnh minh họa)
Nếu nằm nghiêng, nằm sấp là nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè thì lúc này mẹ chỉ cần điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ là được.
Nếu trẻ có biểu hiện nặng hơn, tình trạng thở khò khè không dứt thì mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp thời, nhất là các trường hợp sau:
- Trẻ sơ sinh thở khò khè kèm theo một số các triệu chứng như ho, sổ mũi nôn ói, sốt cao, khó thở, da tím tái.
- Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần
- Trẻ thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở
- Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột
Trên đây là những biểu hiện và cách xử lý khi trẻ sơ sinh thở khò khè các mẹ nên biết để bảo vệ bé tránh trường hợp nặng hơn ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Khi thấy bé có bất cứ dấu hiệu bệnh nặng, cần đưa bé đến bệnh viện khám kịp thời.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet