Dị ứng vốn là một căn bệnh có liên quan đến vấn đề miễn dịch của cơ thể, gây nên những hiện tượng như mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, chảy nước mắt…
Trẻ nhỏ có thể mắc các bệnh dị ứng da và mẩn ngứa, những bé lớn hơn sẽ dễ bị dị ứng về đường hô hấp. Khi dị ứng xảy ra, hệ miễn dịch của bé sẽ chống lại những tác nhân mà được coi là bình thường với những trẻ khác nhưng có thể không bình thường với cơ thể của bé này.
Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa có thể biểu hiện bằng những nốt phát ban. (Ảnh minh họa)
Những nguyên nhân gây dị ứng mẩn ngứa của trẻ có thể do một số vấn đề như: trẻ bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng da dị ứng sữa, nổi mề đay. Các loại dị ứng này có gây ra hàng loạt phản ứng hệ miễn dịch.
Nguyên nhân trẻ bị dị ứng mẩn ngứa
Trẻ bị dị ứng da
Triệu chứng của dị ứng da ở trẻ nhỏ là mẩn ngứa, da khô, chảy nước và phù nề. Phản ứng này thường sẽ xảy ra vào mùa đông hoặc khi thời tiết trở lạnh. Dị ứng mẩn ngứa da ở trẻ nhỏ có thể sẽ gặp vào những tháng đầu sau sinh và khỏi hoàn toàn khi 5 tuổi. Thường thì khi dị ứng da mẩn ngứa, trẻ thường sẽ trải qua 2 giai đoạn:
- Thời gian đầu mới gặp phản ứng da rất khô.
- Khi những phản ứng da trở nên trầm trọng hơn thì sẽ gây đau đớn. Lúc này, mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ để được tư vấn.
Trẻ bị dị ứng với thời tiết
Trẻ bị dị ứng với thời tiết thường sẽ có các triệu chứng như:
- Phát ban mẩn ngứa ở da: Khi bị phản ứng với thời tiết, da của trẻ sẽ xuất hiện những vết mẩn ngứa giống như ban đỏ có giới hạn rõ rệt, tròn hoặc như những vết muỗi đốt, khi ấn vào sẽ có cảm giác căng tại vị trí như chân, tay, cổ, mặt, thậm chí là toàn thân.
- Da bị khô nứt, tróc vảy khô hoặc da ửng đỏ, bị sưng: Cùng với những dấu hiệu này, bé còn có thể bị sốt hoặc mất nước, chán ăn, học tập và vận động kém đi.
Ngoài tình trạng da bị mẩn ngứa, dị ứng, khi bị dị ứng thời tiết, bé còn có thể bị viêm mũi dị ứng, biểu hiện là những tiếng thở khò khè. Nếu thở nhanh hoặc thở khó, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa.
Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng khác nhau cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Trẻ bị dị ứng sữa
Sau khi uống sữa khoảng vài phút đến vài giờ, trẻ có thể bị dị ứng thông qua các triệu chứng như phát ban ngoài da, ngứa và sưng nề quanh miệng, môi, nôn mửa hoặc đau bụng, chậm lớn.
Trẻ bị dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn có thể khởi phát đối với trẻ bú mẹ hoặc muộn hơn ở độ tuổi lớn hơn và có thể gặp ở bất kì loại thực phẩm nào, đặc biệt là sữa, lạc, cá, tôm, đậu nành, bột ngọt, trứng, lúa mì... Các triệu chứng này bao gồm dị ứng mẩn ngứa, phù nề lưỡi hoặc miệng, buồn nôn và đau bụng, đi ngoài ra phân lỏng, tụt huyết áp, khó thở.
Trẻ bị nổi mề đay
Mề đay là tình trạng xuất hiện có nguyên nhân do dị ứng,thông qua các phát ban đỏ, xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn (mề đay cấp) hoặc tái diễn kéo dài trên 6 tuần (mề đay mạn). Chúng thường xuất hiện đơn độc sau khi cơ thể tiếp xúc dị nguyên lạ. Mề đay có thể tự hết nhưng cũng có trường hợp kéo dài và tái diễn, cần đưa trẻ đi khám để biết được nguyên nhân gây nổi mề đay.
Cách làm giảm ngứa khi trẻ bị dị ứng
Mặc quần áo cotton mềm cho trẻ
Khi quần áo bó chật và chất vải nóng sẽ khiến cho tình trạng mẩn ngứa, mẩn đỏ của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Do đó, tốt hơn hết, mẹ nên mặc quần áo có chất liệu nhẹ nhàng, thoáng mát cho bé.
Lựa chọn thực phẩm có tính mát
Khi bị dị ứng mẩn ngứa, một vài món ăn đơn giản có thể dùng cho bé ăn sẽ giúp làm dịu làn da như:
- Dùng 30g mướp rửa sạch thêm chút muối, nấu chín và ăn cả bã, cả nước.
- Rau muống, rau sam mỗi thứ dùng 30g phối hợp cùng nhau để nấu canh uống.
- 30g rau muống, 10g mã thầy, 15g râu ngô nấu canh ăn.
Hoặc cầu kì hơn, mẹ có thể dùng bột mã thầy kết hợp sinh ý dĩ nhân và nghiền thành bột mịn nấu cháo. Dùng bí xanh lấy vỏ, xích đậu, mỗi thứ 30 sắc uống thay nước hàng ngày, có thể uống thường xuyên.
Làm giảm dị ứng mẩn ngứa bằng kinh nghiệm dân gian
Một số vị thảo dược có khả năng giải độc, thanh nhiệt nhanh như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, rau má, lá khế...đều được dùng trong các bài thuốc dân gian trị mẩn ngứa. Chẳng hạn như, lấy khoảng 1 nắm lá khế, rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào nồi đun sôi để tắm cho bé khoảng 3 lần 1 tuần.
Lá khế thường được dùng tắm cho bé khi bị mẩn ngứa. (Ảnh minh họa)
Lá khế không những giúp làm giảm tình trạng khó chịu, ngứa ngáy mà còn thổi bay mụn nhọt, rôm sảy. Hoặc kết hợp cùng các vị dược liệu khác như ké đầu ngựa, kinh giới, kim ngân hoa, liên kiều...cũng giúp cắt ngay cơn ngứa khó chịu.
Chườm mát bằng khăn lạnh, ẩm
Độ ẩm và nhiệt độ thấp có khả năng sẽ làm dịu nhanh làn da, ngăn ngừa sự hình thành thêm những nốt mẩn ngứa. Vì thế, khi bị nổi các nốt mề đay hoặc mẩn ngứa, mẹ hãy ngâm khăn vải mềm trong nước lạnh và vắt ráo nước (chú ý khăn ẩm, không dùng khăn ướt sũng) và áp lên phía vị trí của da trong khoảng 30 phút. Nên làm mỗi ngày 3 lần cho đến khi những nốt mẩn ngứa biến mất.
Cách chữa dị ứng cho trẻ tại nhà
Chữa dị ứng mẩn ngứa cho trẻ không dùng thuốc
Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho bé
Không ít người nghĩ rằng, khi bị dị ứng mẩn ngứa cần phải kiêng nước. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng bởi việc tắm rửa vệ sinh hàng ngày sẽ giúp bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và giúp da thoáng mát hơn. Lưu ý không nên tắm bằng nước nóng và sử dụng các loại xà phòng tẩy rửa để tắm.
Dùng loại kem dưỡng ẩm bôi ngoài da
Sử dụng một số loại kem bôi ngoài da cho trẻ để bôi khi trẻ bị ngứa. Tuy nhiên, mẹ không nên chọn loại kem bôi có chứa thành phần hoạt chất corticoid vì có thể gây ức chế hệ miễn dịch, làm mỏng da và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tại da.
Chữa dị ứng mẩn ngứa cho trẻ bằng cách sử dụng dược lý
Một số loại thuốc có chứa thành phần Corticosteroid, Cyclosporine, Azathioprine, Methotrexate, Mycophenolate mofetil, Calcineurin...có thể dùng để điều trị hầu hết các bệnh lý da viêm không do nhiễm khuẩn. Mặc dù vậy, mẹ không nên tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Chữa dị ứng mẩn ngứa cho trẻ bằng bài thuốc dân gian
Những bài thuốc dân gian có tính an toàn và tiện lợi cao nhưng chỉ mang tính chất hỗ trợ làm giảm triệu chứng, cần áp dụng hàng ngày và kiên trì mới mang đến hiệu quả.
Sử dụng lá trầu không
Lá trầu không rửa sạch và đun cùng với 2-3 lít nước bằng lửa nhỏ cho đến khi nước sôi. Dùng hỗn hợp này để tắm cho bé, lấy phần bã vò thật nát và chà thật nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh.
Dùng lá trà xanh
Rửa sạch lá trà xanh bằng muối loãng và tráng lại bằng nước sạch. Sau đó, đun cùng với 2 lít nước và vài hạt muối trong khoảng 10 phút. Khi nước sôi để nguội có thể pha loãng và tắm cho bé.
Lá trà xanh cũng được dùng để trị dị ứng mẩn ngứa cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Dùng lá tía tô
Cũng tương tự như lá trà xanh, rửa sạch lá tía tô và đun cùng 2-3 lít nước. Tiếp đó, đổ nước ra chậu và pha thêm chút nước để nguội tắm hoặc ngâm rửa lên vùng da bị bệnh của trẻ.
Cách khắc phục và phòng tránh trẻ bị dị ứng
- Cha mẹ cần phải chú ý đến môi trường sống cũng như chế độ sinh hoạt, ăn uống của trẻ nhỏ.
- Dạy trẻ phòng ngừa hoặc giảm phản ứng dị ứng bằng cách tránh những thực phẩm gây dị ứng.
- Ngưng ngay việc tắm rửa cho các bé bằng những loại sữa tắm, dầu gội...do có chứa thành phần hóa học gây trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
- Mặc quần áo khô thoáng, rộng rãi cho bé, không nên mặc quần áo quá chật, khó thấm hút mồ hôi.
- Bổ sung và tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ uống các loại nước như cam, dưa hấu, bưởi...
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa.
- Đảm bảo môi trường thông thoáng, nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm mốc bốc mùi. Nhiệt độ phòng luôn giữ ở mức 27-28 độ C để da bé co giãn tốt.
- Tránh nuôi thú nuôi và trồng các loại cây có khả năng gây dị ứng cho trẻ trong nhà.
- Cắt móng tay, móng chân và đeo bao tay, bao chân đối với trẻ sơ sinh, để trẻ không gãi hoặc đụng đến những vị trí bị tổn thương.
- Đối với các loại thực phẩm dinh dưỡng và sữa, mẹ cần tránh những loại đồ ăn dễ gây phản ứng với cơ thể của trẻ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet