Sony T7 được nhiều người dùng không chuyên ưa chuộng vì kiểu dáng mỏng, màn hình lớn. |
Dòng sản phẩm nghiệp dư thường dành cho dân không chuyên nên khả năng đáp ứng yêu cầu người dùng của các sản phẩm này là có hạn. Điểm đặc biệt của sản phẩm này là thiết kế khá nhỏ gọn, khung ngắm rộng.
*Kodak ra mắt cảm biến CCD 18,6 Mp |
*Chống rung cho máy ảnh số |
Cách thức mà cảm biến CCD của các sản phẩm này nhận được ảnh khá đơn giản. Ánh sáng đi trực tiếp qua ống kính, được hội tụ lại tại cảm biến CCD. Khung hình sử dụng hoạt động độc lập với quá trình CCD nhận ảnh nên sẽ có hiện tượng mất chi tiết ảnh, mặc dù người sử dụng đã cố gắng ngắm thật kỹ khung hình của mình.
Hoạt động theo cơ chế này, các máy chụp hình số giúp người sử dụng nhìn thấy trực tiếp những gì mà cảm biến CCD "thấy" được từ đó cho phép người sử dụng điều chỉnh độ nét và khung hình sao cho hợp ý mình và "ép" cảm biến CCD phải thu được chính xác cái mà người sử dụng cần.
Các máy chụp hình số giúp người dùng nhìn thấy trực tiếp những gì mà cảm biến CCD "thấy" được. |
Khung ngắm được nối kết thành một hệ thống chung với CCD và ống kính. Khi ánh sáng đi qua ống kính, trước khi rọi vào cảm biến CCD sẽ bị cản bởi một tấm kính đặt ngiêng chắn ngang. Tấm kính này có nhiệm vụ chuyển hướng ánh sáng đến mắt người sử dụng. Lúc này, những gì bạn thấy qua khung ngắm sẽ tương đương với khi bạn đặt mắt mình ở ngay vị trí cảm biến CCD.
*CCD hay CMOS hơn? |
*Chọn độ nhạy sáng của máy ảnh |
Sau khi bạn đã điều chỉnh hình ảnh nhìn được đúng với yêu cầu của mình và nhấn nút chụp, tấm kính chuyển hướng ánh sáng sẽ được kéo lên cho ánh sáng từ ống kính rọi thẳng vào cảm biến CCD.
Cơ chế hoạt động này thường được các nhà sản xuất áp dụng cho các sản phẩm chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp của mình. Việc thực hiện theo cơ chế này đòi hỏi trình độ kỹ thuật rất cao và sự chính xác tuyệt đối trong sản xuất, không có một sơ suất nào, dù là nhỏ nhất, trong hệ thống, nên giá các máy sử dụng cơ chế này thường rất đắt.
(Theo TTNN)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet