Nhà Trắng đã đồng ý cho General Motors, Chrysler vay 14 tỷ USD để vượt qua cơn khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử. Trước khi đến với các công ty này, khoản vay phải được sự thông qua của Thượng viện.
Tuy nhiên, trong cuộc thảo luận tối ngày 11/12 theo giờ Mỹ, các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa đã không được được thỏa thận. Số đại biểu đồng ý đưa vấn đề ra bỏ phiếu là 52-35, thấp hơn so với mức chuẩn 60.
Khó khăn chồng chất khó khăn cho hãng xe lớn nhất thế giới GM. Ảnh: AFP. |
"Chúng tôi đã làm việc và làm việc. Chúng tôi có thể dành cả tối thứ năm, ngày thứ sáu, thứ bảy và cả chủ nhật để có thể đi đến thỏa thuận", Harry Reid, người đứng đầu thượng viện Mỹ cho biết trước khi bỏ phiếu.
Thế nhưng, có quá nhiều khác biệt về quan điểm giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Trong khi phe Dân chủ ủng hộ thì phía Cộng hòa lại kiên quyết từ chối cứu giúp ngành công nghiệp ôtô Mỹ.
Sau khi kết quả trên, Reid nói: "Đó là sự mất mát cho đất nước. Tôi có thế thấy trước ngày mai phố Wall sẽ như thế nào".
Điểm khó vượt qua nhất trong vấn đề có cho công nghiệp ôtô Mỹ vay tiền hay không nằm ở Nghiệp đoàn UAW của ngành này. UAW từ chối yêu cầu của các nghị sĩ Cộng hòa là hạ mức lương công nhân ở các công ty Mỹ ngang bằng với công nhân ở nhà máy của các hãng nước ngoài.
Hiện tại, các chuyên gia ước tính công nhân Mỹ hưởng lương cao hơn khoảng 3-4 USD mỗi giờ so với công nhân làm việc cho nhà máy Toyota hay Honda.
Giới phân tích nhận định, nếu không nhận được khoản vay trên thì General Motors sẽ lựa chọn con đường phá sản trong vài tuần tới. Sau đó có thể là Chrysler. Riêng Ford vẫn còn "khỏe" hơn nên sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Đó cũng là lý do Ford không có mặt trong khoản vay 14 tỷ USD mà Nhà Trắng thông qua.
Nguyễn Nghĩa (theo CNN, AP)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet