Nội dung

1. Thời điểm cho trẻ ăn dặm

Trẻ sơ sinh cần thời gian để hoàn thiện hệ thống tiêu hóa, vì vậy theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, thông thường các bé sẽ bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Lý do cũng bởi một phần là vì lúc này sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé mà bé cần dung nạp nhiều chất có trong thực phẩm.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm sớm hơn nhưng cần có sự chỉ định cụ thể của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chứ mẹ không nên tự ý quyết định.

2. Thức ăn phù hợp cho trẻ bắt đầu ăn dặm

Để bắt đầu giai đoạn ăn dặm mới mẻ này, các mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm được nghiền kĩ, nấu chín như:

- Rau củ nấu chín, xay nhuyễn như: cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ...

- Trái cây nghiền như: chuối, lê hoặc táo...

- Các loại ngũ cốc dành riêng cho trẻ bắt đầu ăn dặm

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Trái cây chín nghiền là một thực phẩm ăn dặm lí tưởng cho trẻ. (Ảnh minh họa)

3. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi

Sau vài ngày hoặc vài tuần làm quen với việc ăn dặm, các bé có thể tiến thêm một bước xa hơn trong hành trình "khám phá sự phong phú của đồ ăn". Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm sau vào thực đơn:

- Các loại thịt gà, lợn đảm nấu chín và bỏ hết xương

- Lòng đỏ trứng được nấu chín 

- Các sản phẩm từ sữa nguyên chất như sữa chua, váng sữa, phomai...

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Bữa ăn cho bé 6 tháng nên chuẩn bị theo số lượng ít để bé tập làm quen. Ảnh Mẹ Teppi

- Bột ngũ cốc như bột gạo, bột ngô...

- Các loại đậu như đậu lăng, đậu đỏ nấu kĩ và nghiền nhuyễn

- Bánh mì trắng

- Một số loại trái cây chín, mềm như: chuối, bơ, lê, táo...

- Rau củ được nấu chín kĩ như: cà rốt, bí đỏ, bắt cải... và thái thành miếng nhỏ vừa tay bé.

Bạn nên cho con mình ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày và không nên ép bé ăn thêm nếu bé không muốn. Bên cạnh đó, việc cho trẻ thử nhiều loại thực phẩm khác nhau không chỉ cung cấp nhiều vitamin, chất dinh dưỡng hơn mà còn giúp trẻ chọn được loại đồ ăn bé thích.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Thực đơn cho bé 6 tháng. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn cho bé 6 tháng có thể là:

Tuần 1: cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), đậu phụ (5g), bắp cải (10ml),  rau cải (10ml), sữa chua nguyên chất không đường.

Tuần 2: cháo trắng (15ml – 25ml), carot (5ml), đậu phụ (5g), bí đỏ (5ml), trứng 2/3 lòng đỏ, cà chua (5ml), sữa chua nguyên chất không đường.

Tuần 3: cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml), đậu phụ (5g), sữa chua nguyên chất không đường, trứng 2/3 lòng đỏ.

Tuần 4: cháo trắng (30ml-40ml), rau ngót (10ml), sữa chua nguyên chất, rau ngót (10ml), trứng 2/3 lòng đỏ, bắp cải (10ml), rau cải (10ml), đậu phụ (5g).

4. Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi

Thời điểm này trẻ đã cứng cáp hơn và có hệ tiêu hóa phát triển tương đối hoàn thiện. Mẹ có thể cho bé thưởng thức những đồ ăn khai vị, cầm vừa tay như:

- Bánh mì, bánh nướng, bánh quy...

- Các loại mì được nấu chín như: mỳ gạo, mỳ ý...

- Lòng đỏ trứng luộc, rán nấu kĩ

- Các loại hoa quả xoài, lê, táo, đu đủ...

- Miếng pho-mai ăn liền

- Bánh gạo

Trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi có khả thể nhai khá tốt nên sẽ ăn được các loại thực phẩm cứng hơn. Bạn có thể cho con ăn cháo được nấu kèm với rau củ và thịt như: Cháo trứng, cháo thịt băm bí đỏ...

Bên cạnh 3 bữa chính, các mẹ có thể cho trẻ ăn thêm vài bữa phụ trong ngày bằng các loại đồ ăn khai vị được liệt kê ở trên. Bé có thể khá thích thú với bánh gạo và các loại hoa quả có vị ngọt.

Tham khảo một số thực đơn cho bé 7 tháng của mẹ Teppi:

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Yến mạch nấu sữa đậu nành, Cháo bí ngô thịt gà, Fland cải kale. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Cháo trắng cải kale rưới bột năng wakodo; Súp bí đỏ, lườn gà sốt gà phomai; Sinh tố dâu tằm sữa chua; Topping chia. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Nui dầm sốt trứng; Cháo yến mạch ớt ngọt; Sinh tố cải kale và dưa pepino. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn cho bé 8 tháng:

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Cháo đùi gà phomai; Súp lơ, đậu phụ nấu sữa; Súp ngô nếp; Sinh tố bơ chuối. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Nui gà xào rau củ sốt sữa; Cá chép sốt cà chua, Canh rau dền, Bánh khoai lang chuối yến mạch chiên. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

 Risotto cá quả; Cà rốt, bí đỏ nấu sữa; Canh mồng tơi; Chuối nghiền trộn bột đậu; Trà lúa mạch. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Cháo cá hồi rau chùm ngây; Soup miso sữa; Quinoa (diêm mạch); Sinh tố bơ. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Cháo rau củ sốt gà; Salat cá quả rau củ; Sinh tố cải xoăn ổi. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn cho bé 9 tháng:

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Súp yến mạch cà chua pho mai; Trứng gà hấp; Gà viên bí đỏ lăn vụn dừa; Rau ngót đậu gà nảy mầm; Sinh tố bơ chuối. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Cháo khoai lang tím cá quả; Canh đậu phụ mồng tơi; Xoài + chuối rắc hạt chia. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Mướp hương, nấm sò hồng xào bơ tỏi; Cháo dưa leo; Cá quả sốt khoai lang tím; Canh thịt nạc chùm ngây; Sinh tố chuối + mận khô. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Cháo lươn rau củ, Sinh tố cà rốt khoai tây táo; Canh rau dền; Đu đủ. Ảnh mẹ Teppi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi ngon miệng mà bổ dưỡng

Cá quả sốt cà chua cherry; Mì dành dành sốt mận khô; Súp bò rau củ; Cam xoàn. Ảnh mẹ Teppi

Dù ở độ tuổi nào trẻ cũng cần được cung cấp đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất là: tinh bột, đạm, chất béo và chất xơ. Ngoài ra các vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ và chúng thường có trong rau củ, hoa quả và các loại đậu. Mẹ nên cho bé ăn thật nhiều loại thực phẩm để tìm được thức ăn bé yêu thích nhất.

>>> Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi và thực đơn giàu dinh dưỡng

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm