Nội dung
Tản mạn về giới chụp ảnh không chuyên ở việt nam
Chính xác hơn là lảm nhảm về chuyện chụp ảnh và văn hoá chụp ảnh của giới không chuyên nghiệp. Tại sao không nói là nhiếp ảnh mà lại chụp ảnh? Nhiếp ảnh là từ để chỉ một môn nghệ thuật. Còn đối tượng mình nhắc tới trong bài này không có ai là nghệ sĩ nên cũng không cần nghệ thuật làm gì.

Nếu rảnh, đi vài vòng Facebook và các diễn đàn nhiếp ảnh sẽ có thể tổng kết các đối tượng cầm máy không chuyên ở Việt Nam là:

  1. Mua máy để cua gái loè gái (hiếp ảnh gia – không phải nhiếp)
  2. Mua máy và coi nó như trang sức đắt tiền (máy ảnh gia)
  3. Mua máy để kiếm tiền. (thợ ảnh)
Đa số là thế. Tất nhiên vẫn có các thành phần khác nhưng số lượng nhỏ không tính vào.

Loại số 1:

Chiếm phần đông các club ảnh ọt trên facebook. Mục đích mua máy là chỉ để được gặp gái và nói chuyện với gái. Vì nếu không có cái máy ảnh thì con người không có cái gì khác để thu hút con gái. Loại này thường lân la các club, các forum nhiếp ảnh để la liếm đu theo nhữnghiếp ảnh gia đi trước để chụp gái. Thường sử dụng tiếng Hán Việt hoặc các ngôn từ mỹ miều cho ảnh của mình như: mộng hoa kì nữ (chụp hình con nhỏ nhe răng cầm 1 bông hoa héo), nỗi buồn chiều mưa (chụp con nhỏ đứng hóng gió ở thủ thiêm lúc sắp mưa).

Tản mạn về giới chụp ảnh không chuyên ở việt nam

Loại này thường gặp gái là chém gió như bão. Nào là body này ra sao, lens nọ ra sao, nói thông số trên trời dưới đất như mưa, cứ như mình là người sản xuất máy ảnh. Nói xong dương dương tự đắc, tay nâng bi tự sướng mà ko biết là gái nó đếch có quan tâm mấy cái đó làm gì, chụp cho nó đẹp thì chụp bằng điện thoại nó cũng chịu, máy gì đâu quan trọng bằng ảnh đẹp.

Loại này thì thường có tôn chỉ: lens Prime là nhất và đa số đều theo Xoá Phông Đạo ( tiếng anh là Bokehism). sẽ mua 1 cái lens khẩu to, (1.4 chẳng hạn) và sẽ chỉ chụp ở 1 cái khẩu đó, trời nắng gắt thì giảm ISO tăng tốc lắp ND filter chứ sống chết ko khép khẩu.

Loại này có thêm đặc điểm chung là bất kể ảnh có tròn méo, sáng tối, xấu đẹp ra sao cũng post hàng loạt lên kèm vài dòng ỉ ôi năn nỉ xin like còn hơn là ăn mày ngoài xó chợ. Và đương nhiên cá mè một lứa thì cũng chỉ có những loại này (cộng thêm mấy con nhỏ mắt lồi răng vẩu thích chụp ảnh) vào khen đứt lưỡi.

Loại này thường chụp không được khen 1 thời gian sẽ có những status như:

“dạo này bận quá không chụp choẹt gì nhớ quá”

“mình đang dần mất đam mê với nhiếp ảnh” (ờ…vậy cũng mừng)

hoặc chụp ly cafe bên cạnh điếu thuốc với caption
“cafe đắng như cuộc đời của mình, khói thuốc mờ ảo như tình người nhân gian” (nguyên văn)
loại này mày khá là khinh vì rất là bá dơ và la liếm.
….

Loại số 2:

Máy ảnh gia. Loại này chia ra hai loại nhỏ:

Loại có tiền thích là nhích lens N, lens L, leica, noctilux chấp hết ko thành vấn đề thích là được.
Loại không có tiền: thích lens xịn, nhưng ko có tiền, GATO với loại 1 và những người có tiền. Mua xong về ko dám chụp vì sợ máy nhiều shot, mua xong lâu lâu lên web check giá, rồi chua xót khi thấy máy mình rớt giá.

Tản mạn về giới chụp ảnh không chuyên ở việt nam

Loại này đa số trong đầu có cái suy nghĩ mà bọn bán máy rất thích: máy xịn lens xịn thì chụp đẹp ảnh đẹp. Vâng, mình mà là thằng bán máy mình yêu loại này ghê cơ, không cần dụ nó nó tự mò tới mình. Loại này thường dắt theo bên mình một số kiến thức nhiếp ảnh căn bản và thường chụp ảnh rập khuôn máy móc.

Loại này thì thường gặp ai mới bắt đầu chụp ảnh và gái là sẽ bắt đầu chém gió nổi bão lên kiểu như: Sigma 35mm Art ngon lắm chụp đẹp lắm nét ăn đứt canon L nikon L anh ấy cả đời chụp lens tầm trung của canon). Zồi ôi lens N của nikon thì còn gì sướng bằng chụp ra ảnh nét căng màu đẹp lắm (có 1 lens kit 18-55 và 1 lens 50mm 1.8G …)

Loại này thường chụp Auto vì ko biết chụp Manual mà hễ biết chụp thì đem ra loè gái như là cái gì cao siêu lắm. Nói chung là thùng rỗng kêu to, chủ yếu coi review, nghe người khác khen xong về chém lại với người mới biết chơi. Gặp người chụp đẹp thì la liếm hỏi thông số chụp, đời máy và lens.

Loại này đa số sau 1 thời gian chụp sẽ post 1 vài status giống loại số 1 hoặc bán máy vì “hết đam mê với nhiếp ảnh do quá bận bịu”. Loại này thì mình rất là nản vì đa số là ngu lâu dốt bền khó đào tạo và duy ngã độc tôn (tao nói là đúng ,thằng nào nói tao sai tao lẫy tao unfriend)

….

Loại số 3

Loại thợ ảnh/thợ máy. Loại này mua máy về chụp để kiếm tiền và để được người khác khen là nhiếp ảnh gia vì kiếm tiền được từ việc chụp ảnh.

Loại này có nét tương đồng vs loại 2 là : “anh ko muốn chụp tại xót số shot quá”. Thường mình gặp loại này mình hay chỉ cho nó bí kiếp kiếm tiền nhanh nhất từ nhiếp ảnh: Bán Máy.

Tản mạn về giới chụp ảnh không chuyên ở việt nam

Loại này thì sau khi mua máy về, sẽ đầu tư 1 số lens học blend màu photoshop thêm hiệu ứng mờ mờ, halo , flare v..v sau đó vào các diễn đàn nhiếp ảnh post:

Abc photography chuyên chụp v.v.
liên hệ: số điện thoại sim rác
giá cả: 100k/ buổi (hoặc tuỳ vào độ tự tin của nó )

Hình của tụi này chụp thì khá được các gái thích vì đạt đúng tiêu chí: xinh tươi ko mụn da trắng môi hồng mắt long lanh khung cảnh lộng lẫy ánh sáng loè lẹt và xoá phông mờ mịt. Nên vì thế thường hay chụp 1 thời gian sau đó tự phong mình là nhiếp ảnh gia.

Loại này thì mình chỉ biết lắc đầu rồi cười, vì căn bản trình độ không hơn mấy chú máy bác thợ ảnh hay chụp ở thảo cầm viên, mà cứ nghĩ là mình giỏi, thường hay có các status tình cảm thắm thiết đau khổ kèm thêm vài tấm hình chụp vật thể lung tung blend màu cũng lung tung vào.
…..
Nói chung, ba bộ phận này chiếm số đông trong giới chụp ảnh Việt Nam, góp phần làm loãng và làm xấu đi nghệ thuật nhiếp ảnh. Đồng thời cũng bóp cổ những nhiếp ảnh gia chân chính.

Source: Dương Duy Khoa (Facebook)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 laptop được đánh giá cao của Asus

Có thể nói thương hiệu Asus ngày càng được biết đến nhiều hơn trong thời gian gần đây. Bắt đầu từ năm 2011 với dòng Zenbook cao cấp, công ty Đài Loan cho thấy họ đủ khả năng thiết kế những sản...

Xem thêm