Hầu hết các chị em, nhất là những người lần đầu làm mẹ luôn có cảm giác lo lắng khi để trẻ ngủ trong bóng tối. Thêm vào đó, để tiện cho việc lấy những vật dụng nhỏ như bình sữa, khăn xô…khi con đột nhiên thức dậy đòi ăn giữa đêm, nhiều bà mẹ thường có thói quen để đèn ngủ hoặc thậm chí bật đèn sáng suốt đêm.
Chúng ta cho rằng việc bật đèn khi đi ngủ là tốt cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nếu biết rõ tầm quan trọng của giấc ngủ và ảnh hưởng của ánh đèn với giấc ngủ trẻ sơ sinh, mẹ sẽ cần phải suy nghĩ lại.
Có ánh sáng, trẻ sẽ vô cùng khó ngủ
Không phải là phán đoán chủ quan, khoa học đã chứng minh: trẻ sơ sinh sẽ dễ ngủ hơn nếu ở trong môi trường bóng tối. Ánh sáng ức chế sự tiết melatonin, một hormone tự nhiên giúp khiến trẻ buồn ngủ. Thậm chí nếu bé đã ngủ, ánh sáng vẫn có thể xuyên qua mí mắt và bộ não của trẻ vẫn sẽ không sản xuất melatonin nếu nó bị lẫn lộn giữa ngày và đêm. Cơ thể ít tiết ra melatonin sẽ khiến trẻ khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Trẻ ngủ dưới ánh đèn sẽ có hệ thống miễn dịch yếu hơn
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những em bé ngủ đủ, ngủ sâu trong điều kiện không ánh sáng, cơ thể sẽ sản xuất lượng kháng thể chống virus cao gấp đôi những em bé khác.
Vì vậy, để con có sức đề kháng tốt, mẹ nên đảm bảo ban đêm khi ngủ, bé không tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
Bật đèn đi ngủ không hề tốt cho trẻ sơ sinh nhưng đó lại là thói quen của rất nhiều bà mẹ. (ảnh minh hoạ)
Bật đèn khi ngủ ảnh hưởng đến phát triển thị giác của trẻ
Một giấc ngủ dài dưới điều kiện vẫn có ánh sáng sẽ bất lợi cho sự phát triển thị giác của trẻ. Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong hoàn toàn thư giãn. Vậy nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mắt vẫn chưa thựa sự ổn định, điều này có thể dễ dàng gây thiệt hại cho võng mạc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tầm nhìn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đèn ngủ càng sáng sẽ làm càng tăng khả năng cận thị của trẻ theo cấp số nhân.
Đèn ngủ khiến bé chậm lớn
Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục tiết ra các hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết ra những hormone này. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh.
Những lưu ý khi tắt đền ngủ để an toàn cho bé và tiện lợi cho mẹ
- Cha mẹ nên ngủ cùng con hoặc ở trong phòng, bên con cho đến khi con ngủ say giấc.
- Không nên vội vã tắt đèn và khiến con rơi vào bóng đêm đột ngột. Hãy sử dụng đèn ngủ có ánh sáng vàng, đỏ để chuyển tiếp trước khi tắt hẳn. Ánh sáng trắng sẽ hạn chế sự tiết ra melatonin nhưng ánh sáng vàng và đỏ thì không.
- Không bao giờ được lấy bóng tối để đe doạ trẻ, tạo nỗi sợ hãi với bóng tối cho trẻ.
- Nếu mẹ cảm thấy cần thiết phải có chút ánh sáng để tiện đêm dậy chăm con, hãy hạn chế đừng để ánh sáng chiếu thẳng vào mắt con. Cố gắng chỉ sử dụng một chiếc đèn bàn nhỏ và có khu vực sáng chỉ xung quanh chỗ bố mẹ cần nhìn.
- Tạo thói quen ngủ trong bóng tôi cho con ngay khi vừa mới chào đời.
- Ban đêm nếu con khóc, mẹ nên bế con, cho ti hoặc ôm ấp dỗ dành. Tuyệt đối không nên bật đèn để trấn an con.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet