Nội dung
"Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình", đề thi đại học môn Văn khối C có đoạn trích.

* Đề thi môn Văn khối C

Đề thi các môn khoa học xã hội, đặc biệt là Văn thời gian gần đây thu hút sự chú ý của cả xã hội khi lần lượt đưa các vấn đề thời sự nóng hổi vào, yêu cầu học sinh cảm nhận, phân tích.

sức mạnh chân chính của một quốc gia vào đề thi văn khối c

Thí sinh vui vẻ sau giờ thi. Ảnh: Quỳnh Trang.

Không ngoài dự đoán, đề thi đại học môn Ngữ văn khối C đã lồng ghép rất nhiều vấn đề thực tiễn cuộc sống. Đó là tình cảm của những người thân trong gia đình qua hồi ức tuổi thơ của Nguyễn Duy, là hình tượng sông Hương trong bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông", là triết lý về kẻ mạnh, kẻ yếu, về sức mạnh chân chính...

Ở câu 2 (3 điểm), đề thi yêu cầu thí sinh viết về điều làm nên sức mạnh chân chính của mỗi con người, quốc gia dựa vào ý kiến: "Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình".

10h15 mới hết 180 phút làm bài, tuy nhiên, nhiều thí sinh rời phòng thi sớm với tâm trạng rất vui vẻ.

"Đề thi vừa có kiến thức trong nhà trường, vừa đòi hỏi kiến thức xã hội. Mỗi câu đều gần gũi, thân thuộc, tạo cho em rất nhiều cảm hứng", nữ sinh tên Thảo, dự thi vào Học viện Báo chí Tuyên truyền cho hay.

"Đề có 3 câu nhưng em chỉ làm hết khoảng 2/3 thời gian, tuy không có dạng đề mang tính chất thời sự nhưng đặt ra nhiều câu hỏi về lối sống. Đặc biệt nhiều thí sinh rất lúng túng khi gặp bài "Đò Lèn" của tác giả Nguyễn Duy, vì bài thơ này nằm trong phần giảm tải nên rất ít thí sinh để ý tới", Lư Thị Mẫu ở điểm thi THPT Nguyễn Trãi nói. Thí sinh còn được yêu cầu phân tích sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của người bà.

Với câu hỏi này, Mẫu chỉ biết sự vô tâm của người cháu đó là sự "hồn nhiên" của tuổi thơ khi mãi mê câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn... mà không biết được bà mình phải mò cua xúc tép, gánh chè đi bán "thập thững những màn đêm". Đây chính là những ký ức trăn trở tiếc thương của người cháu về tuổi thơ của mình với người bà.

Còn Nguyễn Thị Huyền thì cho biết, đề thi môn Văn khá nhẹ nhàng, duy câu phân tích sức mạnh chân chính qua câu nói của Nam Cao là thuộc chương trình Ngữ văn nâng cao lớp 11. Còn câu cuối yêu cầu thí sinh nhận định về hình tượng sông Hương qua bài thơ "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

"Em và nhiều thí sinh khác khá bất ngờ khi bài thơ Đò Lèn có trong đề thi vì bài này thuộc phần đọc thêm. Tuy nhiên, đề đã cho đoạn thơ nên em vẫn có thể làm bài rất tốt", Huyền chia sẻ.

Không vui vẻ như các thí sinh ở Học viện Báo chí Tuyên truyền, sĩ tử tại điểm thi Đại học Khoa học xã hội và Nhân khá căng thẳng. "Đề Văn mở, bài nghị luận văn học khó" là nhận xét chung của nhiều bạn.

Câu nghị luận xã hội 3 điểm hỏi về điều làm nên sức mạnh chân chính của cá nhân và các quốc gia được nhiều sĩ tử nhận xét là: "hay, thú vị, hợp thời".

"Em đã nêu bối cảnh Trung Quốc xâm chiếm vùng biển Việt Nam hiện nay vào trong bài để phân tích về sức mạnh chân chính của các quốc gia. Theo em, để làm nên sức mạnh ấy, mỗi đất nước cần có tinh thần dân tộc, mục đích chính đáng, tình yêu thương con người và sự tôn trọng các quốc gia khác", Nguyễn Thị Tính, THPT Lục Ngạn 4, Bắc Giang nói.

"Nhà sư đi thi" Thích Quảng Thạc cho rằng, bài làm cần phân tích được chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa nước lớn trong tình hình biển Đông căng thẳng hiện nay. Đề cho phép thí sinh thoải mái nêu quan điểm. Tuy nhiên, ý hỏi về chủ nghĩa cá nhân có thể gây khó dễ cho người làm, bởi "mỗi người viết có một suy nghĩ, một quan điểm khác nhau và không biết có hợp với người chấm".

Đăng ký thi khoa Báo chí đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, sư Thích Quảng Thạc tỏ ra vui vẻ với bài làm đã "gắng hết sức".

Đề nghị luận văn học 5 điểm rơi vào bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường với yêu cầu nghị luận vẻ đẹp trữ tình và vẻ đẹp văn hoá của sông Hương. Câu hỏi này khiến đa số thí sinh phải than vắn, thở dài.

"Bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" quá sâu sắc, đầy triết lý nên khó phân tích. Em chẳng tự tin với bài làm ở câu hỏi này. Các bạn trong phòng em cũng kêu đề nghị luận văn học khó. Nhiều bạn không làm được nộp giấy ra sớm", Hoàng Thị Tình, thí sinh khoa Công tác xã hội nhăn mặt nói.

Nhóm phóng viên


vnexpress.net

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

60 câu thoại tiếng Anh cho Google Now

Google Now đang trưởng thành hơn bao giờ hết, nhất là sau sự ra đời của Android 4.4 KitKat. Giờ đây, Google Now có thể nhận dạng và thực hiện rất nhiều lệnh đơn giản của người dùng. Chỉ bằng vài...

Xem thêm