Về ngoại hình của trẻ, một mặt sẽ được thừa hưởng từ gen của bố mẹ, vì vậy bố mẹ sẽ dễ dàng nhìn thấy bóng dáng của mình trong những đứa con. Tuy nhiên ngoài yếu tố di truyền, diện mạo của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt.
Trên thực tế, ngoại hình của mọi đứa trẻ về cơ bản đã được cố định từ khi sinh ra, nhưng một số hành vi, thói quen không lành mạnh mà trẻ mắc phải có thể khiến vẻ bề ngoại của trẻ ngày càng đi chệch quỹ đạo ban đầu.
Các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo bố mẹ không nên chủ quan, ngược lại hãy dành thời gian để quán sát trẻ và kịp thời đưa ra những biện pháp chẩn chỉnh phù hợp. Như thế mới giúp có thể giúp con sở hữu một diện mạo ưu nhìn khi lớn lên.
Thở bằng miệng
Một số trẻ thường xuyên thở bằng miệng do dị ứng mũi và các tổn thương khác, làm như vậy trong thời gian kéo dài sẽ dễ trở thành một thói quen xấu, dẫn đến khuôn mặt thon dài, hàm dưới hóp dần, cằm kém rõ, ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của trẻ về sau.
Ngoài ra, hàm dưới bị thụt vào cũng sẽ khiến các đường nét trên khuôn mặt bị biến dạng, không chỉ mũi có vẻ quá to mà môi cũng sẽ nhô ra, dày lên và không khít lại được với nhau, đồng thời có thể ảnh hưởng đến răng của trẻ, khiến cho răng được sắp xếp một cách mất cân đối, không đều. Những đặc điểm này chắc chắn sẽ làm cho trẻ mất điểm trong mắt mọi người xung quanh bởi vì quá xấu xí.
Vì vậy, nếu phát hiện trẻ thường xuyên thở bằng miệng và thường xuyên ngáy khi ngủ thì bố mẹ không nên coi thường, rất có thể trẻ đang mắc bệnh, tốt nhất nên kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện một số kiểm tra liên quan. Như vậy, không chỉ sức khỏe trẻ được củng cố tốt hơn mà đặc điểm về ngoại hình cũng sẽ được chỉnh sửa, cải thiện rõ rệt.
Trẻ há miệng khi ngủ trong một thời gian dài, sẽ khiến cho đường nét trên khuôn mặt bị lệch.
Tư thế ngồi sai
Nhiều bà mẹ sẽ phát hiện ra rằng khi con họ đang làm bài tập về nhà hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày như ngồi ăn, chơi, xem tivi... hình dáng, tư thế của bé sẽ trông giống như một con sâu bướm không có xương, thường khoanh chân và nghiêng người, thậm chí là khom hẳn người về phía trước.
Trẻ có thói quen xấu này nếu bố mẹ không uốn nắn kịp thời thì sẽ không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp hình thể, sự phát triển xương của trẻ mà trường hợp nặng còn gây ra hàng loạt bệnh như vẹo cột sống, gù lưng, bụng phình lên trước, lệch vai (thường được gọi là vai cao và vai thấp).
Ngoài ra, bố mẹ sẽ thấy rằng nếu tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống của trẻ lộ rõ thì tính khí sẽ giảm sút rõ rệt. Lúc này, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày sẽ trở nên khó khăn, vướng víu hơn với trẻ, khiến cho trẻ chậm chạp, kém linh hoạt. Dĩ nhiên, lâu dần trẻ sẽ hình thành tính cách tự ti, dễ cáu giận và khó chịu bởi vì cảm nhận được khuyết điểm trên cơ thể của mình.
Ngồi sai tư thế sẽ là nguyên nhân lớn khiến cho đốt xương của trẻ phát triển sai hướng.
Dáng đi khom khom, nghiêng vai
Người ta thường thấy một số trẻ đi lại với cái đầu hơi chúi xuống, lưng gù và vai rũ xuống. Kết quả này nhận được khi bố mẹ không kịp thời chỉnh sửa cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Theo các bác sĩ, các đốt sống của bé rất mềm và dễ uốn nắn trong vài tháng đầu đời. Lúc này, nếu không được nâng đỡ đúng cách thì có thể vô tình “rập khuôn” cột sống của trẻ phát triển theo tư thế cúi người về phía trước, đó là lý do lớn khiến trẻ hình thành chứng gù lưng khi lớn lên.
Bố mẹ không tìm hiểu kỹ mà trong quá trình nuôi dạy con, vì quá nóng lòng nên bắt ép con tập đi sớm thì hậu quả sẽ rất khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình của trẻ trong tương lai.
Dáng đi của trẻ khi lớn lên, quyết định đến vẻ đẹp bên ngoài của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần uốn nén đúng đắn ngay khi con còn nhỏ.
Chế độ ăn uống thất thường, thích ăn nhiều đồ ngọt
Hầu hết trẻ em dường như đều có bản tính thích đồ ngọt, vì vậy khi trẻ quấy khóc, bố mẹ thường dỗ trẻ bằng đồ ngọt, dần dần trẻ sẽ dần yêu thích loại đồ ăn này.
Để làm hài lòng con, nhiều bố mẹ thậm chí còn mua một ít bánh kẹo để ở nhà. Tưởng như thế là cách thể hiên tình yêu thương đơn giản và hiệu quả nhất, nhưng một số bố mẹ lại không nhận ra được rằng bản thân nuông chiều con quá mức như thế chính là hại con.
Bởi vì, khả năng tự kiểm soát của trẻ rất kém, việc ăn quá nhiều đồ ngọt không chỉ khiến trẻ bị béo phì, đầy bụng, mà thậm chí còn làm rối loạn chức năng tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó, bé ăn đồ ngọt lâu ngày nhưng không có ý thức xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì đa phần trẻ sẽ mắc hàng loạt vấn đề, chẳng hạn như bị sâu răng.
Với một thân hình ngoại cỡ, bất cân đối và một hàm răng vàng ố, chi chít những lỗ sâu thì chắc chắn đó là vẻ bề ngoài mà không bố mẹ nào muốn con cái sở hữu, ngay cả đối với trẻ. Đó là lý do mà bố mẹ nên giáo dục trẻ thiết lập thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh ngay từ bây giờ. Như vậy thì trẻ sẽ có một ngoại hình ưa nhìn hơn khi trưởng thành.
Chế độ ăn uống khoa học là mấu chốt để trẻ lớn lên với diện mạo xinh đẹp và đáng yêu.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet