Hầu hết những đứa trẻ khi sinh ra đều khá giống nhau ở một điểm là có những vết màu xanh trên cơ thể, ít thì là vài mảng nhỏ, nhiều có thể là cả một vùng lớn ở đùi, mông, cánh tay… Với những người phụ nữ lần đầu làm mẹ, nhìn thấy trên người con có những vết này, chắc hẳn họ đã rất lo lắng. Bà mẹ nào cũng sợ những vết màu xanh này sẽ không biến mất và con phải lớn lên cùng với chúng.
Một bà mẹ tâm sự: “Con gái tôi khi được sinh ra, trên người con có rất nhiều đốm xanh ở lưng, mông, tay, mắt cá chân. Tôi cảm thấy khổ tâm đến mức cứ nhìn thấy là khóc. Tôi thật không hiểu chuyện gì xảy ra, vì sao con lại bị như vậy. Tôi lo sợ con mình khi lớn lên sẽ phải sống như thế nào, đối diện, giao tiếp, gặp gỡ mọi người ra sao với những vết xanh khắp cơ thể như thế”.
Cũng chung một nỗi niềm, bà mẹ khác kể: “Con trai tôi khi bắt đầu vừa chào đời, nó không khóc, bác sĩ đã phát rất mạnh vào mông con và rồi con bật lên tiếng khóc. Sau khi nhận con về, tôi thấy mông con có một vết xanh tím. Lúc đó tôi đã nghĩ, rất có thể là do bác sĩ đánh quá mạnh khiến con tôi bị bầm tím. Tôi đã nghĩ như vậy đấy. Điều này làm tôi đau vô cùng vì tôi thương con…”.
Trẻ khi sinh ra đều khá giống nhau ở một điểm là có những vết màu xanh trên cơ thể, ít thì là vài mảng nhỏ, nhiều có thể là cả một vùng lớn ở đùi, mông, cánh tay… (Ảnh minh họa)
Có rất nhiều lời giải thích theo quan điểm dân gian về hiện tượng này. Với người Trung Quốc, họ quan niệm rằng, mỗi đứa bé trước đó đều là một thiên thần. Mỗi thiên thần đều có 1 cái đuôi và thần linh sẽ nắm những cái đuôi đó để kiểm soát.
Khi thiên thần nhỏ tìm được mẹ ở nhân gian, bé sẽ xin với thần linh thả mình đến bên mẹ. Tuy nhiên vì thần linh cũng thấy trẻ quá đáng yêu, không muốn rời xa nên đã cố nắm chặt đuôi. Bé đã phải giãy dục hết sức để đứt đuôi và đến bên mẹ. Phần đuôi còn sót lại chính là những vết xanh trên cơ thể bé. Còn ở Việt Nam, các bà mẹ giải thích rằng vết bớt xanh đó là do bà mẹ dùng để đánh dấu những đứa trẻ nghịch ngợm.
Vậy thực ra điều này là sao, khoa học giải thích nó như thế nào?
Trên thực tế, loại đốm xanh này là gọi là đốm Mông Cổ, nó gần với hiện tượng liên quan đến phả hệ, di truyền. Khoảng 86,3% trẻ em được sinh ra có đốm xanh tùy theo mức độ ít hay nhiều. Đây là một bệnh da sắc tố bẩm sinh, chủ yếu xảy ra ở trẻ em thuộc chủng tộc màu da vàng và đen.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là khi phôi thai phát triển, những tế bào biểu bì tạo sắc tố (Melanocytes) sẽ được chuyển từ trung tâm thần kinh xuống lớp biểu bì. Khi nhiều tế bào cùng tụ lại tại lớp hạ bì thì sẽ tạo thành vết bớt như các mẹ thường thấy ở trẻ sơ sinh.
Đa phần những vết chàm này sẽ tự biến mất khi trẻ lớn (Ảnh minh họa)
Có những vết bớt xanh này có ảnh hưởng gì không?
Theo ghi nhận từ lịch sử y khoa của loài người, bớt xanh không tác động đến sức khỏe của trẻ. Đây là một bệnh da lành tính. Khoảng 5 tuổi những vết bớt này sẽ dần nhạt đi và rồi biến mất một cách tự nhiên. Cha mẹ không cần phải quá lo lắng hay áp dụng các phương pháp điều trị đặc biệt.
Tuy nhiên, cũng có một số trẻ có những vết bớt trên cơ thể và chúng không hề có dấu hiệu biến mất. Nó có thể là gây ra những ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ không tác động tới sức khỏe. Về cơ bản những vết bớt này thường phát triển ở trên mông và cũng không quá lộ ra ngoài.
Còn với những trẻ không may có vết bớt ở vị trí dễ nhìn thấy mà không có dấu hiệu biến mất, bố mẹ có thể đưa trẻ đi gặp bác sĩ để nghe tư vấn về cách can thiệp hiệu quả nhất.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet