Nội dung

Mỗi ngày, có hàng chục trẻ tuổi chập chững phải nhập viện vì bị ngã nghiêm trọng. Những tai nạn này thường xảy ra ở nhà hay trong vườn và bằng nhiều cách, bạn có thể giảm nguy cơ bị rơi, ngã cho con. 

Bạn có biết:

- Hầu hết các trường hợp trẻ rơi ngã làm bố mẹ giật mình. Bao nhiêu lần bạn nghe chính mình nói "Bé học nhanh lắm!", hay "Tôi không nhận ra nó có thể làm điều đó!". 

- Sọ của bé chưa đóng kín lúc sinh. Trên đầu bé có các điểm rất mềm - thóp, tức là đầu bé có thể bị chấn thương rất nặng sau khi ngã. Mỗi bé đóng thóp ở thời điểm khác nhau và thường không trước 7 tháng. 

- Chấn thương đầu nghiêm trọng có thể dẫn tới các vấn đề về học tập, mất trí nhớ và thậm chí là thay đổi tính cách.

Để tránh con gặp các chấn thương do rơi từ trên cao xuống hay bị ngã, bạn cần lưu ý:

Quy tắc mọi cha mẹ phải biết để con khỏi rơi ngã

Ảnh minh họa: Rayasams.

Với trẻ dưới 1 tuổi

Mặc dù chưa biết đi, bé có thể lăn, đạp, bò, thậm chí từ khi còn rất nhỏ. Bạn có thể tránh cho con khỏi bị ngã bằng cách đảm bảo rằng trẻ được ở nơi an toàn. 

Khi thay tã và đặt bé ngồi

Sàn nhà là nơi an toàn nhất để thay tã cho trẻ. Nếu bé ngồi trong ghế rung hay ghế ô tế, trẻ có thể ngọ nguậy và xê dịch ghế, vì vậy hãy tránh đặt những thứ này trên mặt phẳng cao. 

Ghế ăn và xe đẩy

Những vật này nên có kèm dây thắt an toàn để ngăn bé vặn vẹo và ngã khỏi ghế, đồng thời giúp trẻ an toàn hơn. 

Xe tập đi

Nếu bạn sử dụng xe tập đi cho bé, cần đảm bảo nó đủ tiêu chuẩn chất lượng và đã được kiểm tra kỹ lưỡng về độ an toàn. Không nên mua xe tập đi cũ vì những loại này có thể bị hỏng hóc bộ phận nào đó dẫn tới gây nguy hiểm cho con bạn.

Vấp đồ

Giữ cho cầu thang và các khu vực khác không bị vướng đồ chơi hay các vật bừa bộn để bạn hay người khác không vấp ngã lúc bế con.

Khi trẻ bò và tập đi

Khi trẻ bắt đầu bò và học đi, chúng có thể di chuyển khá nhanh và không vững. Trẻ nào cũng sẽ có lúc ngã và đổ nhào trong giai đoạn này nhưng bằng cách làm cho ngôi nhà của mình trở thành nơi an toàn, bạn có thể giúp bé tránh các chấn thương nghiêm trọng. 

Chú ý khi con tập đi

Trẻ rất ham phám phá và chúng có thể sẽ vấp phải bất cứ thứ gì trên đường đi. Khi bạn dọn sạch những mớ bừa bộn, trẻ sẽ có không gian thoáng đãng để bước đi và đỡ gặp nguy hiểm. Bạn có thể bao các góc bàn bằng chất liệu mềm để trẻ khỏi va đau vào các cạnh sắc nhọn.

Lên cầu thang và lan can

Khi trẻ bắt đầu bò, chúng sẽ nhanh chóng tiến tới các bậc cầu thang. Cách an toàn nhất là sử dụng thanh chắn cầu thang cho tới khi trẻ khoảng 2 tuổi. Nên đặt một thanh chắn ở đầu dưới và một thanh ở đầu trên của cầu thang. 

Nếu khoảng cách giữa các thanh chắn ở ban công hay cầu thang rộng (hơn 6,5cm) con bạn có thể chui qua. Nếu thanh chắn ngang, trẻ có thể thậm chí trèo qua. Vì vậy, bạn có thể bít kín lan can cho tới khi trẻ lớn hơn và không nên cho trẻ ở khu vực này trừ phi bạn ở đó cùng chúng.

Đồ chơi ở giường cũi

Khi con bạn bắt đầu biết bò, leo, tốt nhất là nên lấy những đồ chơi to ra khỏi cũi trẻ để chúng không thể trườn lên và ngã ra khỏi cũi. 

Trẻ tuổi chập chững

Trẻ tuổi chập chững rất tò mò và thường khiến bố mẹ ngạc nhiên vì chúng phát triển quá nhanh. 

Trèo

Hầu hết trẻ tuổi chập chững rất thích leo trèo và có nhiều thứ trong nhà cho chúng leo lên. Cửa an toàn nên được sử dụng cho đến khi trẻ khoảng 2 tuổi để ngăn chúng trèo ra cầu thang hay bị ngã xuống. Bạn cũng có thể bít kín bất cứ khoảng hở nào ở các thanh chắn ngang để ngăn trẻ trèo qua. 

Đây cũng là giai đoạn tốt để dạy trẻ cách leo lên và xuống cầu thang an toàn nhưng đừng để chúng tự làm điều đó cho tới khi trẻ lớn hơn. 

Hãy bảo trẻ cách vịn cầu thang hoặc đi men vào bờ tường khi lên xuống cầu thang.

Cửa sổ và ban công

Trẻ tuổi chập chững có thể trèo lên bàn, ghế đặt ở gần cửa sổ. Nếu cửa sổ mở, trẻ có thể ngã hoặc trèo ra ngoài. Bạn nên làm thanh chắn, chốt cửa an toàn để tránh cửa sổ mở rộng quá 6,5cm. Luôn khóa cửa ban công là cách dễ nhất để giữ trẻ nhỏ khỏi chơi một mình ở khu vực này. 

Giường

Giường tầng chỉ nên dành cho trẻ lớn hơn - ít nhất là 6 tuổi.

Trẻ lớn hơn

Khi trẻ lớn hơn, chúng thích kiểm tra các kỹ năng của mình và tự thử thách bản thân. Trẻ cần được bố mẹ giúp để học cách làm những việc này như thế nào cho an toàn. Dạy trẻ về những mối nguy có khả năng xảy ra và một số phương pháp giữ an toàn cơ bản có thể giúp giảm các nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng. 

Cầu thang

Dạy trẻ cách bám vào thành cầu thang và không chạy hay chơi đùa khi lên cầu thang. Cần xem lại các cầu thang bằng đá hay gỗ cứng, để lót hay dán các lọai thảm mềm, chống trơn trợt. Xem lại tay vịn cầu thang, nếu có các khoảng trống khiến trẻ có thể lọt qua, thì phải dùng dây đan lại.

Chơi ngoài trời

Bé nào cũng thích đi chơi công viên hay ra khu vui chơi. Hãy tìm khu vui chơi được trông nom cẩn thận và có các trang thiết bị hấp dẫn với trẻ. Điều này sẽ tránh cho trẻ khỏi vui chơi ở những nơi nguy hiểm như trên đường và trèo lên tường, bờ rào hay các công trình chưa hoàn thiện. 

Dùng mũ bảo hiểm

Khuyến khích trẻ đội mũ bảo hiểm bất cứ khi nào bé đi xe đạp. Ngã trên mặt phẳng cứng có thể gây ra vết thương nặng, đặc biệt là ở vùng đầu của trẻ. 

Chơi ở nhà

Chơi ngoài trời và chạy nhảy rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Hãy tạo cho con một khoảng vườn, hay ít nhất là không gian nhỏ trước nhà an toàn để trẻ có thể vui chơi mà không phá vỡ bất cứ thứ gì. Đặt các thiết bị chơi lên vật mềm như một tấm thảm, đất mềm hay cỏ dày. Nếu bạn có lát đá, gạch ở sân chơi, hãy kiểm tra xem chúng có bị vỡ hay trong sân có các vật sắc nhọn có thể làm trẻ vấp và ngã đau không.

Khi bế em

Trẻ rất thích thể hiện mình "người lớn" và hữu ích bằng cách bế em bé nhưng vì tay còn yếu và chưa có kinh nghiệm, các bé có thể làm rơi em và chính mình ngã. Vì vậy, nên hạn chế cho trẻ bế em hoặc chỉ bế một lúc và đảm bảo là bạn ở ngay bên cạnh để có thể giúp đỡ bé. 

Vương Linh (Theo Capt)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm