Nội dung
Pamir kết nối với nguyên một đoạn phía bắc của “Con đường tơ lụa” và nó đã được sử dụng để đi lại trong gần 2000 năm. 
Pamir con đường hẻo lánh nhất thế giới
 
Phương tiện công cộng trên con đường Pamir không thường xuyên thậm chí chẳng tồn tại trạm xe nào cả bởi đường đá lổm chổm làm cho việc đi lại bị khó khăn. 
Pamir con đường hẻo lánh nhất thế giới
 
Vì thế khách du lịch thường thuê xe từ Osh, loại UAZ- loại xe của Nga có thể băng qua địa hình hiểm trở.
Một biểu tượng cô đơn
Pamir con đường hẻo lánh nhất thế giới
 
Cách 220 km phía nam của Osh, biểu tượng con cừu của vùng, đứng “cô đơn” ngay giữa biên giới Kyrgyzstan và Tajikistan với độ cao 4,282m. Công viên quốc gia Tajik – một khuvực bao gồm gần như toàn bộ các dãy núi Pamir nằm trong danh sách Di sản Thế Giới năm 2013. Nó giống như một “lời nhắc nhở” rằng, những nơi tuyệt đẹp nhất trên thế giới cũng là những nơi khó chạm đến nhất.
Cà phê sa mạc
Pamir con đường hẻo lánh nhất thế giới
 
Cát bụi thổi ở thị trấn sa mạc Murghan, Tajikistan – nằm khoảng 190 km về phía biên giới. Do vị trí của Murghan ở gần giao lô của một số tuyến đường chính nên nó trở thành điểm giao thương chính tự nhiên giữa Tajikistan , Kyrgyzstan và Trung Quốc. Vì thế chiếc container cũ đã được chế tác thành một quán cà phê tạm cho những người qua đường. Do Murghan ở độ cao 3,560 m nên vật nuôi và cây trồng ở đây còn rất hạn chế, những loại rau và ngũ cốc đều khó phát triển và chỉ duy nhất lừa, bò Tây Tạng chịu được thời tiết khắc nghiệt này.
Trải nghiệm văn hoá địa phương
Pamir con đường hẻo lánh nhất thế giới

Trên đường từ Murghab đến Langar- ngôi làng của Tajikistan, có một quán nhà trà nhỏ do hai người phụ nữ Kyrgyz làm chủ. Một điều thú vị rằng người Kyrgyz ở khu vực phía Đông của dãy núi Pamir nói tiếng Turkic ( ngôn ngữ Trung Á), trong khi đó phía Tây Parmir, người dân nói tiếng bản địa Iran.
Bữa sáng tại nhà của người Pamiri
Pamir con đường hẻo lánh nhất thế giới
 
Pamiri là tên gọi cho nhóm người Iran sống ở tỉnh Gorno-Badakhshan Autonomous của Tajikistan và Badakhshan của Afghanistan. Không có bất cứ khách sạn nào tại làng dọc theo thung lung Wakhan cho nên khách du lịch thường ngủ qua đêm tại nhà của những người Pamiri. Có thể tìm những nhà trọ thế này thông qua hệ thống tổ chức phi chính phủ như: Murghab Ecotourism Association hoặc Pamirs Eco-Culture Tourism Association. 
Nhà truyền thống của người Pamiri trưng bày những biểu tượng của Hồi giáo Shia Ismaili, giáo phái chính của người dân Pamiri . Bên ngoài ngôi nhà của họ được trang trí đơn giản với đá và thạch cao nhưng bên trong rất ấm áp. Bữa sáng của người Pamiri có bánh mì và trà sữa. Và những gia đình ở đây thường rất neo người nên họ rất hiếu khách mời những người lạ uống trà mỗi khi ghé qua đây.
Bạch Điệp (theo BBC Travel) 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Một số lưu ý khi đi du lich Mỹ

Những khó khăn, trở ngại trong việc xin visa, khác biệt trong hệ thống luật pháp hay rào cản về văn hóa, lối sống có thể phá hỏng chuyến đi mà bạn đã chuẩn bị. Có một thực tế là "không phải ai...

Xem thêm  

Brunei, bí ẩn Đông Nam Á

Brunei,  rất gần nhưng đầy bí ẩn Dù chỉ cách TP.HCM 2 giờ bay thẳng nhưng với đa số người dân Việt Nam thì vương quốc Brunei chỉ được biết đến qua một vài thông tin ít ỏi: một thành viên...

Xem thêm  

Thung lũng chim tự sát ở Ấn Độ

Biển đón chào du khách ở đầu ngôi làng Jatinga ở huyện Dima Hasao, bang Assam, Ấn Độ. Nằm gọn trong một thung lũng Jatinga, ngôi làng nhỏ là một trong địa danh đẹp ở huyện Dima Hasao với những thác nước...

Xem thêm  

Sang lào du lịch bụi rẻ mà thú vị

Từ TP. HCM, bạn có thể chọn chuyến bay đi Vientiane, Pakse, Luang Phrabang (Lào) của các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Thai Airways International, Lào Airlines. Còn nếu có thời gian và kinh phí hạn hẹp hơn, bạn...

Xem thêm