Chia sẻ của anh Vince Sales (Singapore) - bố của 3 con, về quãng thời gian 5 năm anh ở nhà nội trợ, chăm con thay cho vợ đã được rất nhiều người chú ý. Những suy nghĩ sâu sắc của ông bố nội trợ này chắc chắn sẽ khiến nhiều mẹ ngưỡng mộ và thán phục. Hãy cùng tìm hiểu những bài học mà anh Vice Sales đã rút ra được trong thời gian chăm con.
Anh Vice Sales và các con. (Ảnh: Vince Sales)
Những ông bố nội trợ có thể gọi là “hàng hiếm” vì không có nhiều người đàn ông chấp nhận làm việc này. Với kinh nghiệm 5 năm, tôi muốn kể cho các bạn nghe những chuyện mình đã trải qua khi ở nhà chăm con thay cho vợ. Bạn có thể không đồng ý hoặc không tin tôi nhưng bạn cần nghe nó.
Tôi đã học được rằng sự phân biệt giữa nam và nữ ở nhà là có thật, thậm chí nó còn phát triển mạnh mẽ hơn trong thời đại nữ quyền. Là một ông bố bỉm sữa, tôi đã được tận mắt chứng kiến việc phụ nữ đang bị loại ra khỏi lực lượng lao động, đối xử bất công.
Tôi cũng học được rằng làm thế nào để ru con ngủ, hôn con và dạy con ngồi bô. Và sau 5 năm ở nhà chăm con, tôi đã đi đến kết luận rằng rất nhiều người bố đã bỏ lỡ một quãng thời gian rất tuyệt vời trong cuộc đời.
Bài học 1: Sẵn sàng bị phán xét
Không có cách nào kết thúc 1 cuộc trò chuyện nhanh hơn bằng cách để người khác biết rằng tôi là một người đàn ông ở nhà trông con. Ngay khi nghe thấy câu trả lời của tôi mọi nguồi sẽ ồ lên ngạc nhiên và giả vờ chơi với điện thoại của họ.
Một người đàn ông không đi làm kiếm tiền thì không phải là một người đàn ông chân chính. Anh ta là một người đáng xấu hổ, chẳng khác gì “chó chui gầm chạn.”
Ở nhà chăm con là niềm yêu thích của Vince Sales. (Ảnh: Vince Sales)
Tất nhiên, mọi người vẫn giả vờ vui vẻ khi nghe chuyện đó. Họ có thể nói “Anh thật tốt với lũ trẻ” nhưng thực lòng họ vẫn băn khoăn về những câu hỏi như “Làm thế nào bạn trả được các hóa đơn hàng tháng”. Họ sẽ nghĩ rằng tôi có thể thừa kế tài sản thừ cha tôi. Suy nghĩ đó thật không công bằng.
Sự thật tôi không nhận được tiền từ gia đình mà tất cả đều do vợ tôi lo hết.
Khi tôi nghỉ việc vào năm 2012, vợ tôi có 2 công việc, 2 doanh nghiệp nhỏ. Bất cứ ai biết cô ấy đều hiểu rằng cô ấy là một người phụ nữ mạnh mẽ và tài năng. Cô ấy có thể lo liệu cho toàn bộ gia đình một cách chu đáo.
Tôi thích làm việc vì vậy tôi đã tìm một công việc khác sau khi nghỉ việc cũ. Không, tôi chưa nói đến chuyện chăm nom các con, dù đó cũng là một công việc. Tôi bỏ việc để viết sách.
Tôi và vợ đã quyết định sẽ cùng giúp đỡ, ủng hộ nhau. Mặc dù viết sách không khiến tôi giàu có nhưng tôi muốn con cái mình hiểu rằng tôi muốn trở thành một tác giả, không phải một người làm quảng cáo cho những chiến dịch thông minh trên các phương tiện xã hội. Tôi cũng muốn được chơi với con cái nhiều hơn.
Bài học 2: Đặc quyền của đàn ông khi ở nhà
Nhiều ông chồng nghĩ rằng chỉ cần đi làm, kiếm tiền về nuôi gia đình thì họ được yêu cầu một bữa ăn ngon lành, nhà cửa sạch sẽ cùng với sự phục vụ tận tình của cô vợ ngoan hiền.
Tuy nhiên, các ông chồng cần phải thay đổi suy nghĩ của mình. Sự thật là ngày làm việc vất cả của đàn ông cũng chẳng đáng gì khi so sánh với công việc đồ sộ ở nhà của các bà mẹ. Đó là điều tôi đã học được khi ở nhà chăm con.
Một ngày bình thường của tôi sẽ bao gồm các công việc sau:
- Cố gắng đánh thức các con vào buổi sáng khi chúng vẫn còn ngái ngủ và nhất quyết không chịu chui ra khỏi giường.
- Chuẩn bị bữa sáng cho các con cho đúng giờ đến mức không kịp uống cà phê.
- Một đứa con vô tình làm đổ sữa ra bàn và việc tôi là phải dọn dẹp.
- Một đứa cuống cuồng làm bài tập về nhà vì tối qua mọi người quên mất phải nhắc nhở nó.
- Cậu con trai út thì giận dữ khóc lóc vì các anh chị đi học.
- Cáu giận vì mè nheo của các con khiến tôi điên lên và quát các con, để rồi sau đó lại thấy tội lỗi.
- Cảm giác sung sướng và sợ hãi khi con chạy băng qua đường lúc tôi đón con từ trường về nhà.
…
Ăn tối, bài tập về nhà của con, chuẩn bị cho bữa cơm ngày mai, đi vệ sinh...
Bạn đã thấy một ngày như vậy đủ mệt mỏi và vất vả chưa? Vì vậy, nếu đàn ông tin rằng mình được miễn trừ trách nhiệm làm việc nhà hay thay tã cho con là hoàn toàn sai lầm. Hãy tin tôi đi, các anh không hề vất vả. Tôi đã trải nghiệm cả hai, chắc chắn có một sự nghiệm thành công là không dễ dàng, nhưng cũng không quá khó.
Thực tế để làm hết công việc của một người mẹ, bộ não của phụ nữ phải trải qua rất nhiều thay đổi. Và sau đó sự thay đổi của các hoocmon giúp họ thích nghi dần với việc làm mẹ.
Bài học 3: Không có gì được gọi là “thiên chức của phụ nữ”
Khi còn nhỏ, các bé gái đã được dạy cách nấu nướng, trong khi các bé trai chơi trò xây dựng. Vì vậy, trong những ngày đầu tiên ở nhà chăm con, tôi đã khá vất vả. Một lần nữa do nam giới có đặc quyền không cần làm việc nhà nên họ giao hết công việc mình ghét cho phụ nữ. Thật là ngốc nghếch.
Đàn ông có thể làm mọi thứ trừ sinh con và cho con bú sữa mẹ. (Ảnh: Vince Sales)
Cuối cùng, tôi đã học được rằng chỉ có hai việc đàn ông không thể làm là sinh con và cho con bú sữa mẹ. Đối với mọi việc khác, tôi có thể hoàn thành tốt. Với những công cụ phù hợp và kiến thức chính xác, tôi có thể làm được mọi thứ.
Tôi đã học được cách làm gà, nấu vài món. Tôi cũng thành thục việc trang trí nhà cửa. Tôi còn có thể hát cho các con nghe. Lũ trẻ và tôi đã cùng chơi xây pháo đài bằng gối, lắp ráp áp giáp cho Iron Man.
Bài học 4: Các bà mẹ khó xin việc trở lại sau khi nghỉ sinh con
Khi tôi viết xong cuốn sách, tôi quyết định trở lại làm việc. Lúc này tôi phát hiện ra mình ở cùng vị trí với nhiều bà mẹ: trở lại làm việc sau khi sinh con.
Sau 5 năm làm ông bố nội trợ, tôi cơ bản đã ngó lơ sự nghiệp của mình. Mạng lưới công việc của tôi đã biến mất, đã có quá nhiều thay đổi. Nhiều kĩ năng của tôi đã lỗi thời. Một chuyên gia "săn đầu người" ban đầu rất nhiệt tình nhưng sau khi thấy khoảng trống trong 5 năm kinh nghiệm làm việc của tôi đã bỏ chạy mất.
Trong khi đó, thời gian của tôi cũng không tương thích với môi trường công sở. Tôi cần về nhà sớm để ăn tối với con. Tôi cần thời gian làm việc linh hoạt để có thể tham gia được các cuộc họp phụ huynh. Quan trọng nhất tôi không muốn từ bỏ cuộc sống nội trợ của mình.
Con trai anh Vince rất ngưỡng mộ cha. (Ảnh: Vince Sales)
Tôi từng nghĩ rằng mình sống trong xã hội bình đẳng, tôi không để ý chuyện các đồng nghiệp nữ của tôi nghỉ việc sau khi kết hôn hoặc sinh con. Tôi không nhận ra rằng họ không thể trở lại làm việc vì chúng tôi đã không để chỗ cho họ.
Một ví dụ đơn giản như sau: ở Singapore phụ nữ được nghỉ sinh con khoảng 12 đến 16 tuần. Điều đó có nghĩa là các bà mẹ phải quay lại làm việc khi con mới 3, 4 tháng. Vì vậy phụ nữ buộc phải lựa chọn từ bỏ sự nghiệp của mình và trở thành người nội trợ ở nhà chăm con. Điều này thật không công bằng, chúng ta đáng lẽ ra có thể làm được tốt hơn thế.
Bài học số 5: Người bố cũng có vai trò trong việc nuôi dạy con cái
Đàn ông ở nhà làm nội trợ được coi là một điều đáng buồn với nhiều người. Thế nhưng trẻ em cần bố của mình. Gần đây, các nghiên cứu đã bắt đầu cho thấy rằng trẻ em được hưởng lợi rất nhiều khi người bố tích cực tham gia vào việc nuôi dạy con. Người bố có trách nhiệm có tác động tích cực đến sự phát triển của con cái, đặc biệt với các bé mới biết đi. Họ đóng vai trò không thể thay thế với con gái ở tuổi vị thành niên và giúp ngăn ngừa các hành vi tình dục sớm ở con cái.
Lợi ích của đàn ông ở nhà nội trợ không chỉ tác động nên con cái mà còn giúp cho người vợ có thể phát triển tốt hơn. Vợ tôi yêu thích công việc của cô ấy. Tôi không cần phải cho phép cô ấy đi làm. Cô ấy làm những gì cô ấy thích. Đó là người phụ nữ mà tôi đã quyết định kết hôn. Cô ấy là một người mẹ nhưng cô ấy cũng có thể làm được nhiều thứ khác nữa. Tôi thích nghĩ rằng tôi đã giúp cô ấy phát triển bản thân bằng cách trở thành ông bố bỉm sữa.
Khi bạn là một người đàn ông nội trợ, bạn có thể chăm sóc gia đình tốt hơn. Nó không dễ dàng thậm chí là vô cùng khó khăn nhưng tôi đã làm được. Tôi không sinh con để rồi lại đưa chúng cho vú em nuôi dưỡng. Tôi muốn được tự tay chăm sóc chúng. Và bạn biết không, sự nghiệp quả thật là rất quan trọng nhưng trở thành bố là phần tốt nhất của cuộc đời.
Tôi đã trở thành một ông bố bỉm sữa như thế nào?
Tôi bắt đầu sự nghiệp nội trợ khi con trai đầu lòng của tôi được 1 ngày tuổi. Con cần phải được chăm sóc kangaroo (tiếp xúc da với da) vì bị mất nhiệt. Vợ tôi đã không thể ở đó để chăm con (nhiều năm sau, tôi mới biết cô ấy bị trầm cảm sau sinh). Vì vậy thay vì buộc cô ấy phải làm điều đó tôi đã bỏ áo khoác và ôm con trai vào lồng ngực ấm áp của mình.
Chúng tôi ngồi đó không biết bao lâu chỉ để da chạm da. Con trai ngủ ngoan như một thiên thần. Tôi nghe thấy tiếng thở phập phồng của con.
“Cha ở đây!” tôi nói cới con. Và tôi đã ở bên con từ lúc đó.
Xem thêm video: Bố và các con thích mẹ đi làm hay ở nhà?
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet