Nội dung

Dạy con học nói là một trong là một trong những vấn đề rất được các ông bố bà mẹ có con nhỏ quan tâm. Ai mà không mong mỏi đứa con yêu quý của mình tới ngày đầu tiên biết cất tiếng gọi "ba", gọi "mẹ"? Để theo dõi xem bé yêu nhà mình có phát triển ngôn ngữ bình thường hay không, cha mẹ cần lưu ý tới những mốc ngôn ngữ bé cần đạt được theo từng độ tuổi dưới đây:

Trong năm đầu tiên

Ngay từ khi vừa mới chào đời bé đã học cách giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng tiếng khóc. Bé khóc khi vừa mới lọt lòng, lớn hơn thì bé hay khóc khi đói, mệt mỏi hoặc khi cảm thấy không thoải mái.

Được khoảng 3 tháng thì bé bắt đầu bập bẹ và có phản ứng sau khi nghe mẹ gọi tên. Bé bắt đầu nhận ra tên mình và thậm chí là đã trả lời khi nghe thấy từ đằng xa. Đến tháng thứ 6 thì bé đã gọi được “ba”, “ma”.

Từ 1-2 tuổi

12-17 tháng: Từ sau khi mừng sinh nhật một tuổi, bé nhà bạn bắt đầu sử dụng được 4-6 từ và có thể biết những gì mình định nói. 

Đến khoảng tháng thứ 15 thì bé có thể biết cách thay đổi giọng điệu và có thể sử dụng cử chỉ để nhấn mạnh những gì bé đang nói như là chỉ tay, vẫy tay. Bé cũng có thể hiểu và làm theo những câu nói quen thuộc đơn giản của bố mẹ như “Con đi về giường ngủ”,”Nhặt bóng lên”

18 đến 24 tháng: Được 18 tháng bé có thể sử dụng được 6 đến 20 từ.  Cho đến khi 2 tuổi thì bé có thể dùng được trên 50 từ đơn.

Ở độ tuổi này bé đã biết ghép các chữ lại với nhau và tạo thành câu đơn giản như “bế con”. Khi mẹ hát ru, bé cũng cố gắng bắt chước và hát theo mẹ.

Từ 25 tháng đến 36 tháng

Từ 2 đến 3 tuổi, từ vựng của bé tăng lên khoảng 300 từ. Bé đã biết nói một câu hoàn chỉnh có đầy đủ chủ vị ví như “con đi đây”,”Mẹ cho con ăn với”. Bé hơn nữa còn hỏi những câu đơn giản như ở đâu, cái gì, vì sao. Thế nên mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để có thể  kiên nhẫn trả lời một em bé tò mò mới lớn.

Những từ bé phải nói được theo từng độ tuổi

Từ 2-3 tuổi là độ tuổi bé phát triển ngôn ngữ và giao tiếp rất nhanh (Ảnh minh họa)

Khi bé lên 3, bé có thể có những đoạn hội thoại ngắn với bạn về việc bé đang làm, hoặc bé đã làm trước đó. Bé cũng có thể biết được tên, giới tình và thậm chí tuổi của mình.

Làm thế nào để bé nhanh biết nói và học được nhiều từ hơn?

Hãy nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt về tất cả những chuyện mà bạn có thể kể được với con. Khi bạn nói chuyện càng nhiều với bé thì bé sẽ càng học được nhiều từ, nên càng nói chuyện giỏi. Nói chuyện với bé khi bạn tắm, chơi với bé, cho bé ăn và cho bé thời gian để suy nghĩ câu trả lời bằng nụ cười và ánh mắt. Đưa ra nhiều hoạt động khác nhau hằng ngày giúp bé có thể kết nối từng hành động, sự vật và ngôn ngữ với nhau để miêu tả chúng.

Những từ bé phải nói được theo từng độ tuổi

Mẹ hãy chuyện trò với bé thường xuyên để khuyến khích bé giao tiếp (Ảnh minh họa)

Hơn nữa mẹ chú ý nên nói ngắn gọn, đơn giản mỗi khi trò chuyện với bé, nhấn mạnh những từ quan trọng để bé hiểu được. Điều này sẽ giúp bé tập trung được vào thông tin cần thiết.

Mẹ có thể gia tăng vốn từ vựng của bé bằng cách đưa cho bé lựa chọn như “Con muốn ăn cam hay táo?”, “Hôm nay con muốn đi chơi hay ở nhà?” Hơn nữa nếu mẹ thường xuyên dành thời gian ngồi cạnh bé, trò chuyện với bé thì bé cũng có thể học nói nhanh hơn.

Làm thế nào để biết được có phải con đang gặp vấn đề về học nói?

Đến nay không có một bài kiểm tra đơn giản nào để có thể biết được liệu con bạn có đang gặp vấn đề về giao tiếp hay không.  Tuy nhiên, nếu bạn thấy lo lắng từ các dấu hiệu bất thường của con thì có thể đến gặp chuyên gia sức khỏe. Các chuyên gia có thể đảm bảo với bạn rằng con bạn đang phát triển tốt hoặc nếu không phải như vậy thì sẽ giới thiệu bạn tới chuyên gia về ngôn ngữ để có biện pháp trị liệu hợp lý.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm