Là bố mẹ, ai cũng có những lần đầu lúng túng, chật vật trong việc tìm cách thích nghi với vấn đề nuôi dạy con cái và phương pháp nuôi dạy con hiệu quả. Bởi vì, không phải bố mẹ nào cũng hiểu được một cách tường tận các kiến thức nuôi dạy con đúng và đầy đủ.
Trong một vài trường hợp, việc chọn lọc thông tin hữu ích bị thực hiện sơ sài, hoặc cũng có thể bố mẹ đã “đặt niềm tin sai chỗ”. Vì vậy, nhiều trẻ rơi vào trường hợp nuôi mãi không lớn, thậm chí còn gặp phải tình trạng tiêu cực đối với sức khỏe.
Hiểu được những nỗi lo lắng của bố mẹ, các chuyên gia đã chỉ điểm 3 phương pháp nuôi dạy con sai cách, nhưng một số bố mẹ không biết nên vẫn thực hiện hàng ngày, vô tình làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Đánh thức bé dậy đi tè lúc nửa đêm
Các nghiên cứu đã chứng minh, trẻ em sẽ phát triển vượt trội hơn khi giấc ngủ được đảm bảo chất lượng, không những IQ tăng cao mà EQ cũng được cải thiện đáng kể. Trong lúc trẻ ngủ, cơ thể sẽ có khoảng thời gian để thanh lọc, đào thải những chất độc và đồng thời, nhiều hormon tăng trưởng cũng được tiết ra, giúp thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể.
Nếu giấc ngủ của trẻ bị làm phiền, thường xuyên bị mẹ đánh thức để thực hiện các hành vi như bú sữa hoặc tiểu đêm. Điều này, vô tình khiến trẻ hình thành thói quen xấu và một lối sống không lành mạnh, phản khoa học.
Một số bố mẹ cho rằng bé mặc bỉm cả ngày lẫn đêm, mông sẽ rất ngột ngạt nên đã chủ động cởi bỉm cho bé trước khi đi ngủ. Khi đó, để tránh việc bé tè dầm, làm quần áo và chăn nệm bị ướt, lúc này sẽ rất phiền phức nên bố mẹ chọn cách lắc nhẹ để bé thức dậy vào nửa đêm, rồi tè cho bé.
Mặc dù, cách tiếp cận này giúp mông trẻ tiếp xúc với không khí trong lành ở một mức độ nhất định, tránh tình trạng bé bị hăm tã hoặc dị ứng da vì mặc tã lâu, tã bẩn. Nhưng nó lại làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Cách làm đúng trong trường hợp này, là mẹ nên chọn loại tã thân thiện với làn da, nhẹ dịu và thoáng khí cho bé, để bé không những không bị gò bó mà còn thoải mái, thoáng khí, không gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu.
Ngoài ra, hành động đánh thức trẻ đi tè lúc nửa đêm cũng sẽ khiến chức năng của bàng quang bị ảnh hưởng, làm rối loạn quá trình tiết hormon bài niệu. Từ đó, trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy mắc tè vào ban đêm và hình thành thói quen tiểu đêm.
Thói quen tiểu đêm là một thói quen không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ, mẹ đừng tạo cơ hội để trẻ hình thành thói quen này.
Béo cũng không sao, lớn lên sẽ gầy
Trong cuộc sống thực, từng có một số người lúc nhỏ mập mạp, nhưng khi lớn lên lại rất gầy. Vì vậy một số bậc bố mẹ đã hình thành quan niệm sai lầm, khi cho rằng còn nhỏ bé có béo cũng không sao, như vậy sẽ trở nên đáng yêu hơn, rồi khi bé lớn lên bé sẽ tự nhiên giảm cân.
Đó là lý do mà nhiều bậc phụ huynh mong con ăn thật nhiều càng tốt. Thực tế, dù là trẻ nhỏ hay người lớn nếu không thiết lập chế độ ăn uống cân bằng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng cân nặng, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trên thực tế, điều này rất bất lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, việc cho trẻ ăn quá nhiều không chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày của trẻ, mà còn khiến trẻ tiếp tục tăng cân không kiểm soát, dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị béo phì.
Bệnh béo phì sẽ làm hạn chế các hoạt động của trẻ, khiến cho trẻ sinh hoạt rất khó khăn vì phải “lê” theo thân hình nặng nề với số ký quá tải của mình. Thêm vào đó, tình trạng tích tụ mỡ quá nhiều, lâu ngày cũng sẽ kéo theo nguy cơ trẻ mắc các bệnh nguy hiểm khác như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch, dạ dày, thậm chí là một số loại ung thư.
Nếu bố mẹ để trẻ ăn một cách không kiểm soát, sức khỏe của trẻ sẽ gặp rắc rối to.
Nhai thức ăn và đút cho bé
Một hành vi rất mất vệ sinh, nhưng lại phổ biến trong quá trình nuôi con của nhiều bà mẹ, đó là nhai thức ăn và đút cho trẻ. Vì sự bất cẩn này, bố mẹ đã tác động gián tiếp đến việc trẻ chậm phát triển, nuôi mãi không lớn và hay đau ốm vặt.
Khi em bé lớn lên và bước vào thời kỳ ăn dặm, em bé sẽ dần trở nên rất hứng thú với một số thức ăn. Nhưng do răng chưa hoàn thiện, kỹ năng nhai nuốt còn hạn chế và hệ tiêu hóa còn khá yếu, nên bé chỉ ăn được những loại thức ăn được nghiền nhỏ, mềm mịn. Một số bố mẹ thấy bé thèm ăn, sợ con đói hoặc quá nóng lòng muốn dạy con kỹ năng tự ăn, nên đã trực tiếp nhai thức ăn rồi đút cho bé.
Trong khi đó, khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ còn tương đối yếu, nếu cho trẻ ăn đồ ăn do người lớn nhai, trẻ rất dễ bị vi khuẩn tấn công vào dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này sẽ khiến trẻ mắc bệnh. Bên cạnh đó, thức ăn khi đã được nhai qua trong miệng của người lớn, sẽ hoàn toàn mất đi những chất dinh dưỡng.
Việc mẹ nhai thức ăn và đút cho trẻ là rất mất vệ sinh, tốt nhất là bố mẹ nên "dẹp bỏ" hành vi sai lầm này.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet