Những điều chưa biết về âm nhạc cho bé
Nghiên cứu khoa học cho thấy, ngay khi nằm trong bụng mẹ, các tế bào thần kinh của bé đã phát triển khi được âm nhạc kích thích. Những nốt nhạc giúp trẻ ghi nhớ tốt và tư duy logic hơn. Ngoài ra, từ tháng thai nghén thứ 5 trở đi, nếu mẹ thường xuyên nghe các tác phẩm của những nhạc sĩ cổ điển và lắng nghe đúng cách thì khi sinh con, bé sẽ linh hoạt, nhạy bén với cuộc sống. Cùng với các bài tập phát triển thể chất, âm nhạc giúp trẻ tự tin, thông minh hơn.
Dạy nhạc cho bé theo cách của chuyên gia
Cô Châu Anh, Giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - Thành viên Hiệp hội các nhà Sư phạm Âm nhạc Quốc tế, người tham gia tư vấn và giảng dạy bộ môn âm nhạc trong chương trình "Khơi dậy tiềm năng trí tuệ của trẻ" cho biết, để giúp bé tiếp xúc tốt với những nốt nhạc, trước tiên mẹ phải là người có tư duy âm nhạc. Ngoài ra, khi có thời gian chăm sóc cho bé, mẹ chính là cô giáo tuyệt vời nhất của con (kể cả khi mẹ không có năng khiếu âm nhạc) bằng cách mang đến những giai điệu đầu đời như lời hát ru hay cho bé nghe những tác phẩm phù hợp.
Khi bé còn nhỏ, mẹ có thể cho con nghe những tác phẩm cổ điển êm dịu. Ở mỗi độ tuổi của bé, mẹ nên có những phương pháp "dạy nhạc" linh hoạt để mang lại hiệu quả tốt cho bé.
Từ 2 tuổi đến 3 tuổi, bé bắt đầu bước vào thế giới ngôn ngữ và có khả năng giao tiếp nhiều hơn với môi trường xung quanh. Vì vậy mẹ nên cho bé làm quen với các bài hát đơn giản có liên quan đến những hoạt động thường ngày như: hát về những con vật ngộ nghĩnh, thiên nhiên, tình yêu cuộc sống… Điều đó tạo cho bé thế giới quan phong phú, yêu thương cuộc sống và rèn luyện ngôn ngữ. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho con tiếp tục lắng nghe những giai điệu cổ điển để khả năng nghe, cảm nhận của bé được tinh tế hơn.
Trong thời kỳ 3-5 tuổi, não bộ của bé đã gần hoàn thiện (khoảng 75% não bộ người lớn). Thông qua các hoạt động lắng nghe âm nhạc không lời, phân biệt âm sắc của các loại nhạc cụ, độ nhanh - chậm, độ to - nhỏ của âm thanh trong những giai điệu mềm mại, uyển chuyển và không gian âm nhạc đầy cảm xúc thì não bộ của bé sẽ được phát huy tối đa.
Tùy vào tính cách của mỗi bé và định hướng phát triển của trẻ sau này mà mẹ có thể sáng tạo cách tiếp cận âm nhạc riêng cho con.
Dinh dưỡng cho bé học nhạc
Theo cô Châu Anh, hiện nay, cha mẹ thường cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh, dầu mỡ, đường, gây béo phì, tăng động. Để trẻ cảm thụ âm nhạc tốt, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, cá… Những thực phẩm đó giúp bé nhẹ nhàng, điềm đạm và dễ cảm thụ.
Chuyên gia dinh dưỡng Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Giảng viên Bộ môn Nhi - Đại học Y dược TP HCM, thành viên chương trình "Khơi dậy tiềm năng trí tuệ của trẻ" khuyên: cha mẹ nên đảm bảo cho trẻ bữa ăn phải đầy đủ, cân đối về dưỡng chất, bổ sung hệ 12 dưỡng chất cần thiết cho bé bao gồm DHA, AA, Omega 3 & 6, Taurine, Choline, Sắt, Kẽm, Acid Folic, Iot, Lutein (giúp tăng cường thị giác) và Phospholipid (giúp thúc đẩy phát triển não bộ). Các chất dinh dưỡng đó có thể được bổ sung bằng các nhóm thực phẩm khác nhau như: thịt, cá béo (đặc biệt cá hồi), trứng, rau, muối có Iod, chocolate… Những chất này cũng có đầy đủ trong sản phẩm sữa công thức.
Cha mẹ có thể theo dõi các bé học nhạc trong chương trình "Khơi dậy tiềm năng trí tuệ của trẻ- Bé IQ thật giỏi" trên HTV7 lúc 19h30, thứ sáu ngày 26/10 để có những kiến thức cập nhật và lý thú về cách giúp bé tiếp cận với âm nhạc. Bạn có thể gửi câu hỏi đến các chuyên gia về trẻ em hàng đầu Việt Nam, chia sẻ bí quyết nuôi dạy bé của bạn cùng các bà mẹ khác tại trang web www.beiqthatgioi.com để có cơ hội nhận nhiều phần thưởng hấp dẫn. Chương trình do Gain Plus IQ Plus và Gain Kid IQ Plus của Abbott tài trợ. |
Ngọc Bích
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet