Nội dung

Dinh dưỡng cho mẹ bầu có tác động quan trọng tới sự hình thành và phát triển của thai nhi, trước và sau khi chào đời. Mẹ bầu cần tuân thủ chế độ ăn khoa học của chuyên gia dinh dưỡng, thay vì lối suy nghĩ sai lệch "ăn cho hai người". Những lưu ý dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Bữa ăn khoa học

Trong khi nhiều mẹ bầu bỏ bữa vì nghén, không ít chị em cố ăn gấp đôi để bổ sung dưỡng chất. Dù ăn nhiều hay ít, dinh dưỡng trong 40 tuần thai cần phải khoa học. Khẩu phần ăn hàng ngày đòi hỏi đủ 4 nhóm chất, gồm 15% đạm, 60-65% bột đường, 20-25% chất béo cùng các vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Những lưu ý về dinh dưỡng trong thai kỳ

Khẩu phần ăn hàng ngày đòi hỏi đủ 4 nhóm chất, gồm 15% đạm, 60-65% bột đường, 20-25% chất béo cùng các vitamin và khoáng chất.

Đạm thường có trong các loại thịt nạc, tôm, cua, cá và một số thực vật họ đậu; tránh các loại đồ biển chứa nhiều thủy ngân (cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình) có hại cho trí não trẻ. Bột đường dễ tìm thấy trong ngũ cốc như cơm, bánh mì, bún và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Khoảng 6 thìa dầu hạt cải hoặc dầu ô-liu cung cấp đủ chất béo mỗi ngày. Trong khi đó, trái cây, rau củ tươi lại giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, mẹ cần tránh một số loại thực phẩm dọa sảy thai hoặc sinh non như dứa, nhãn, rượu bia, cà phê, đồ tái sống, dưa muối, sữa chưa tiệt trùng...

Tăng cân phù hợp

Nhu cầu tăng cân của mỗi mẹ bầu là khác nhau. Nếu mẹ bầu vốn thiếu cân, nên bổ sung dinh dưỡng để tăng khoảng 15-18 kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, đối với chị em có sức khỏe bình thường, mức tăng 10-12 kg là phù hợp, mẹ bầu dư cân chỉ nên tăng 6-8 kg. Chị em cần khám sức khỏe định kỳ, tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn để lập kế hoạch tăng cân khoa học.

Dinh dưỡng cho thai nhi

Trong thời kỳ mang thai, các mẹ thường chú ý nhiều tới cân nặng mà ít chú trọng tới dinh dưỡng cho thai nhi. Các nghiên cứu cho thấy, giai đoạn trong bụng mẹ là thời kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé. Não bộ bắt đầu phát triển đều từ tuần thứ 3 thai kỳ đến khi chào đời. Ở 3 tháng cuối, não bé phát triển nhanh nhất, có thể đạt 25% trọng lượng não người trưởng thành. Vì vậy, mẹ nên tận dụng 40 tuần thai kỳ, điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày để bổ sung đúng và đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trí não.

Những lưu ý về dinh dưỡng trong thai kỳ

Mẹ cần 150-200 mg DHA, 450 mg choline và 600 mcg acid folic mỗi ngày.

Dinh dưỡng đầy đủ có thể giúp não bộ phát triển tối đa và toàn diện trên 4 khía cạnh là trí thông minh, khả năng vận động, cảm xúc và giao tiếp. Công thức dưỡng chất tốt cho trí não mà mẹ cần bổ sung hàng ngày gồm 150-200 mg DHA, 450 mg choline và 600 mcg acid folic. DHA có nhiều trong cá hồi, trứng, thịt…; choline có trong các loại rau xanh thẫm…; acid folic thường gặp trong gan động vật, ngũ cốc nguyên cám, bột mì, cam, bưởi, rau có lá xanh thẫm…

Nếu chế độ ăn thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, mẹ bầu nên bổ sung thêm sản phẩm dinh dưỡng cung cấp đầy đủ DHA, acid folic, choline cùng các dưỡng chất quan trọng như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D và B…

An San

Sản phẩm dinh dưỡng Enfamama A+ mới bổ sung hàm lượng cao DHA, choline, acid folic và nhiều dưỡng chất quan trọng khác như canxi, sắt, chất xơ…. giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Thông tin tại đây.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cẩm nang chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Không chỉ tích lũy thêm kinh nghiệm vượt cạn, kiến thức dinh dưỡng, bí quyết nuôi dạy, mẹ còn nắm được lịch tiêm chủng, các giai đoạn phát triển của bé… trong suốt 40 tuần thai kỳ cho đến khi khôn lớn.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm