Ở trẻ sơ sinh, hiện tượng cứt trâu trên đầu khá phổ biến. (ảnh minh họa)
Dưới đây là những điều lạ về trẻ sơ sinh nhưng lại là hiện tượng khá bình thường:
“Cứt trâu”
Như thế nào là bình thường?
Ở trẻ sơ sinh, hiện tượng cứt trâu trên đầu khá phổ biến. Cho đến nay, các chuyên gia chưa thể giải thích hiện tượng này. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lầm tưởng do mình chăm sóc con không sạch sẽ hoặc cứt trâu là do nhiễm trùng hoặc cơ địa dị ứng.
Tin mừng là thông thường, hiện trượng cứt trâu sẽ tự biến mất sau vài tháng đầu đời. Để rút ngắn thời gian, bạn nên massage da đầu trẻ bằng dầu hai tới ba lần mỗi tuần, dùng lược răng mềm để chải trước khi tắm.
Khi nào cần lo lắng?
Thật may mắn vì các bà mẹ không phải lo lắng quá nhiều về điều kỳ lạ này của con. Theo thời gian, cứt trâu sẽ tự hết. Bạn chỉ cần tham khảo ý kiến bác sỹ khi có dấu hiệu gây nấm da đầu hay lan rộng không kiểm soát.
Đi ngoài phân loãng
Như thế nào là bình thường?
Trong những ngày đầu, trẻ sơ sinh thường đi phân loãng, hoặc thường rò phân ra bỉm. Thậm chí, bé cười hay hắt hơi cũng “bắn ra phân”. Nếu lo lắng nghĩa là bạn đang chung suy nghĩ với nhiều bà mẹ trẻ khác.
Các chuyên gia khẳng định, phân trẻ sơ sinh vài ngày đầu sẽ ở dạng lỏng. Hệ tiêu hóa của trẻ cần thêm chút thời gian để thích nghi với nguồn dinh dưỡng tiêu thụ từ bên ngoài.
Khi nào cần lo lắng?
Nếu quan sát thấy phân trẻ có màu vàng hoa cải hay nâu, hoặc hơi xanh, kèm theo những hạt mềm, thì hoàn toàn bình thường. Ngược lại, xuất hiện dấu hiệu của máu trong phân, bà mẹ cần cho con đi khám.
Ngực của trẻ khá lớn
Như thế nào là bình thường?
Bạn có nhớ sự thay đổi hormone trong suốt quá trình mang thai? Do trẻ ở trong bụng mẹ trong khoảng thời gian hơn 9 tháng, nên con cũng bị ảnh hưởng của vấn đề này. Tác dụng không mong muốn là khiến ngực của trẻ khá lớn. Tuy nhiên, không có gì phải lo lắng và dấu hiệu ấy sẽ sớm tan biến.
Khi nào cần lo lắng?
Hãy chú ý bất kỳ dấu hiệu mẩn đỏ quanh vùng ngực của trẻ. Nếu có, cần theo dõi con có dấu hiệu sốt hay không. Cả hai triệu chứng này cùng xuất hiện, có thể trẻ đang gặp vấn đề nghiêm trọng nào đó.
Những âm thanh kỳ quặc
Như thế nào là bình thường?
Nếu bạn mong đợi một em bé ngoan, ít quấy khóc ngay từ những ngày đầu thì hãy suy nghĩ lại. Không chỉ vậy, trẻ còn phát ra những âm thanh lạ như tiếng khụt khịt hay rên rỉ… Theo các chuyên gia, lý giải cho hiện tượng này là bởi thanh quản của trẻ khá hẹp, nên hơi bị kẹt, tạo ra những tiếng động lạ.
Nếu nghe thấy những âm thanh này kéo dài nhiều ngày liên tục, bạn nên vệ sinh mũi cho con.
Khi nào cần lo lắng?
Lưu ý khi trẻ kèm theo tiếng rít sau mỗi nhịp thở. Có thể con đang gặp vấn đề với hệ hô hấp.
Khi trẻ vặn người cũng phát ra những tiếng "ầm ừ" kỳ lạ. (Ảnh minh họa)
Hắt hơi liên tục
Như thế nào là bình thường?
Hãy nhớ trẻ đang quen với môi trường an toàn tuyệt đối trong bụng mẹ, giờ phải thích nghi với thế giới mới, nên quá mẫn cảm với bất kỳ thứ gì. Do vậy, trẻ thường hắt hơi liên tục, nhưng đó không phải cảnh báo sức khỏe có vấn đề.
Khi nào cần lo lắng?
Nếu con hắt hơi kèm theo tiếng khò khè, hãy mang trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám vì có thể đó là biểu hiện của dị ứng.
Hình thù đầu bất thường
Như thế nào là bình thường?
Vượt cạn là quá trình gian khổ với bất kỳ bà mẹ nào. Tuy nhiên, để có được ca sinh nở thành công, không chỉ bạn cố gắng, mà cả thai nhi cũng phải nỗ lực phi thường. Khi vừa chào đời, da trẻ tím tái, đầu nhỏ còn khá mềm vì còn lọt qua khung xương chậu.
Cũng chính trong đầu trẻ bị biến dạng. Hoặc nếu sinh mổ, trong những tuần đầu, trẻ được đặt nằm nhiều cũng gây bẹt đầu. Nếu để ý thấy điều này, bạn nên bế con nhiều hơn.
Khi nào cần lo lắng?
Nếu bạn đã thử mọi cách, nhưng đầu trẻ vẫn bị bẹt ở vài vị trí, hãy nói với bác sỹ. Có thể con cần đội mũ chỉnh hình để điều chỉnh lại khuôn đầu cho hợp lý. Loại dụng này sẽ không có tác dụng nếu trẻ đã 4-6 tháng tuổi.
Bộ phận sinh dục sưng tấy
Như thế nào là bình thường?
Nếu sinh hạ một bé trai, bạn để ý thấy thường cơ quan sinh dục của trẻ to hơn so với bạn nghĩ. Vì sao? Vì thai nhi bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về hormone khi còn trong bụng mẹ hoặc do lượng chất lỏng dư thừa đọng quanh bao tinh hoàn của trẻ.
Các bà mẹ không nên quá lo lắng, nước sẽ rút dần cùng nước tiểu sau vài ngày. Hiện tượng trên cũng tương tự với các bé gái.
Khi nào cần lo lắng?
Nếu dấu hiệu sưng tấy không thuyên giảm trong vài ngày sau khi chào đời, bạn nên theo dõi cẩn thận, đặc biệt với bé trai.
Máu ở bỉm tã
Như thế nào là bình thường?
Vết máu nhỏ xuất hiện trong tã bỉm của con có thể khiến bất kỳ ông bố bà mẹ nào sợ hãi. Nhưng điều đó không hẳn báo hiệu sự bất thường nào đó.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên, dù vậy nó sẽ sớm biến mất trong một vài ngày. Nếu là bé gái, trẻ phải chịu sự tác động của quá trình thay đổi hormone đột ngột trong tử cung. Nói cách khác dấu hiệu “nguyệt san” ấy khá phổ biến với các bé gái vì một lượng estrogen bị đào thải vài ngày sau khi chào đời.
Ngoài ra còn kể tới nguyên nhân trong quá trình đi qua cửa mình của người mẹ, một số bộ phận của trẻ bị tác động, gây trà sát nhẹ, nhưng vết máu sẽ mờ dần, mất đi rất nhanh.
Khi nào cần lo lắng?
Mặc dù dấu hiệu trên xảy ra khá phổ biến, nhưng bạn nên báo với bác sỹ nếu gặp phải đối với con mình. Đặc biệt nếu tình trạng máu xuất hiện kéo dài hàng tuần.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet