Dù cho cảm xúc của một trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, bé vẫn có thể bị stress. Nhiều ông bố bà mẹ hiểu lầm trạng thái này của con, cứ nghĩ rằng bé cáu giận, khóc to là do đói hoặc bị lạnh. Nhiều trường hợp, bé chỉ cần được ôm một món đồ chơi hay được nghe mẹ hát một bài là có thể xoa dịu được những rắc rối. Bé cũng rất cần một không gian mát mẻ, yên tĩnh để những cảm xúc được cân bằng trở lại.
Một số biểu hiện stress ở bé bao gồm:
· Sự kích động
· Khóc.
· Co giật
· Nằm cong lưng
· Mí mắt giật.
· Nấc
· Nhăn mặt.
· Bàn tay nắm chặt.
Trên đây không phải là những triệu chứng của cảm lạnh hoặc bị nhiễm virus. Đó cũng là những biểu hiện giống với người lớn khi họ phải đối mặt với những khó khăn, căng thẳng. Đừng quên em bé của bạn cũng có những biểu hiện hệt như vậy. Đó là biểu hiện của stress.
Trong một nghiên cứu năm 2008 của tạp chí “Child Development” cho thấy một số trẻ sơ sinh có xu hướng dễ bị kích động do sự hình thành của một gen nhất định được gọi là dopamime. Người lớn và trẻ em có gen này thường khó khăn hơn trong việc điều chỉnh cảm xúc, rất dễ trở nên nguy hiểm và hung hăng. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp bé chống lại gen này bằng tình yêu thương, sự dịu dàng, quan tâm, đặc biệt là trong năm đầu nuôi dạy trẻ.
Tiến sĩ Cathi Propper, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Tuổi sơ sinh là thời điểm quan trọng để phát triển hành vi và các tiến trình sinh vật học. Mặc dù những tiến trình này sẽ thay đổi theo thời gian, cha mẹ vẫn nên có những tác động tích cực với trẻ, kể cả khi bé đang phải thừa hưởng một lỗ hổng di truyền có vấn đề trong hành vi.
Tiến sĩ nói tiếp: Phát hiện của chúng tôi hỗ trợ cho quan điểm sự phát triển của các phản ứng hành vi và sinh lý phức tạp không phải là kết quả của riêng tự nhiên hay quá trình nuôi dưỡng mà là sự kết hợp của cả hai yếu tố. Đôi khi một đứa bé có những biểu hiện của stress khá thường xuyên nhưng bố mẹ có thể giúp bé vượt qua những phản ứng này dù cơ thể chúng có gen dopamime hay không.
Stress có thực sự nguy hại với trẻ?
Bố mẹ sẽ nhận ra rằng nếu stress kéo dài, nó thực sự độc hại. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển bộ não của em bé:
· Khi trẻ lớn lên, bé sẽ khó đối phó với stress, kể cả là với chút ít căng thẳng.
· Dễ gặp các vấn đề sức khỏe mãn tính vì hormones stress thường xuyên bị giải phóng khắp cơ thể.
· Bộ nhớ và khả năng học tập bị ảnh hưởng do hormones stress.
Làm gì để giúp trẻ bớt stress?
Tránh những tình huống căng thẳng: hạn chế cho bé có mặt tại các khu vực đông người, ồn ào như trung tâm thương mại, các lễ hội… (đặc biệt với trẻ dưới 12 tháng tuổi).
Bé cần một nơi ở cố định: Trong một tuần, đừng đưa bé đi quá nhiều nơi, ví dụ hai ngày đầu tuần ở nhà ông bà ngoại, hai ngày tiếp đó ở nhà với cô giúp việc hoặc đi trẻ, ngày cuối tuần mới ở nhà với bố mẹ. Tốt nhất, hãy sắp xếp một nơi trông trẻ và chọn người trông trẻ cố định để bé cảm thấy an toàn và không phải di chuyển nhiều.
Đừng để lộ sự cáu gắt, mệt mỏi của bạn khi trở về nhà: Bé có thể bị ảnh hưởng bởi bạn khi thấy bạn về đến nhà và luôn kêu ca, nhăn nhó với cô giúp việc hay bất cứ ai khác. Tạo ra không khí dễ chịu, vui vẻ trong gia đình để bé không bị ảnh hưởng stress từ người lớn. Nếu không may mọi người trong nhà gặp phải những vấn đề khó khăn (trong công việc, gia đình), hãy động viên họ giải quyết các vấn đề đó ở ngoài nhà chứ đừng mang vào tổ ấm của các bạn.
Khi bố mẹ dành nhiều tình yêu, sự quan tâm cho con ngay từ lúc lọt lòng, bạn đã giúp cho tâm trí và tâm hồn bé lành lặn, khỏe khoắn hơn bao giờ hết. Bạn đã tạo nên một sự khác biệt hoàn toàn ở trẻ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet