Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp các bậc phụ huynh đoán bệnh của con qua phân của bé.
Nếu chú ý quan sát màu phân đi tiêu mỗi ngày của bé, bố mẹ có thể kịp thời phát hiện ra những bất thường trong tình trạng sức khỏe của con và có biện pháp xử lí cho phù hợp. (Ảnh minh họa)
Trắng
Phân bé có màu trắng có thể là dấu hiệu của việc cơ thể bé thiếu mật tiết ra, bé có thể đã mắc vấn đề về gan hoặc mật. Bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức .
Đỏ
Có nhiều nguyên nhân khiến “đầu ra” của bé có màu đỏ
- Nếu phân bé có màu hồng nhạt, có thể chỉ đơn giản là do thứ gì đó bé đã ăn gần đây như củ cải đường, cà chua, dâu tây,...
- Nếu phân bình thường, không rắn, nhưng có chấm đỏ khắp nơi, thường đây là biểu hiện của dị ứng sữa, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách xử lí kịp thời. Bé đang bú sữa mẹ có thể sẽ phải tạm thời dừng lại, bé đang dùng sữa công thức sẽ phải đổi sang loại sữa khác.
- Nếu phân bé rắn và có máu, có khả năng bé bị táo bón và hậu môn bé bị tổn thương. Cho bé uống một thìa nhỏ nước ép mận sẽ giúp bé trị chứng táo bón rất tốt.
- Nếu phân bé lỏng như kiểu tiêu chảy và chứa những vệt đỏ, đây là dấu hiệu của nhiễm khuẩn, cần đưa bé đi gặp bác sĩ gấp.
Vàng đậm
Màu vàng có lẽ là màu phổ biến nhất ở các bé bú sữa mẹ, đơn giản vì đây là biểu hiện của việc bé hoàn toàn bình thường.
Nâu sáng
Nếu màu “vàng đậm” là bình thường đối bé bú mẹ thì nâu sáng cũng là bình thường đối với các bé uống sữa công thức. Đôi khi bé còn có thể có vài hạt trắng lấm tấm rải rác trong phân.
Nâu sậm
Màu sắc này báo hiệu hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động tốt, đặc biệt sau khi bé bắt đầu tập ăn dặm.
Xanh nhạt
Phân xanh nhạt, thường kèm theo sủi bọt là dấu hiệu của việc mất cân bằng giữa hấp thụ “sữa trước” và “sữa sau” khi bé bú mẹ. Sữa chảy ra lúc đầu tiên gọi là “sữa trước” -foremilk. Foremilk ít chất béo và nhiều chất Lactoza (đường sữa), đường, chất đạm, vitamin, khoáng chất và nước. Khi bú tiếp tục, sữa sẽ đổi sang hindmilk, gọi là “sữa sau” có nhiều chất béo hơn.
Bé đi phân xanh nhạt là dấu hiệu đã bú quá nhiều “sữa trước”. Hãy giữ cho bé ngậm đầu vú lâu hơn để bé có thể có cơ hội tiếp xúc với nguồn sữa béo ngậy của “sữa sau” nhiều hơn.
Xanh thẫm
Phân màu xanh thẫm là kết quả của việc bé hấp thụ quá nhiều sắt (ví dụ như do uống sữa công thức), thường đi kèm với triệu chứng táo bón. Tuy nhiên, mẹ đừng vì thế mà ngừng bổ sung sắt vào thực đơn của bé (trừ khi có chỉ định riêng của bác sĩ). Sắt vẫn là một nguyên tố quan trọng cần thiết cho sự phát triển của não bộ và toàn bộ thể chất của bé. Nếu bé có dấu hiệu của táo bón, mẹ có thể cho bé uống vài thìa nước ép mận và tham khảo ý kiến bác sĩ để bé có “đầu ra” dễ dàng hơn.
Đen
Phân màu đen có nhiều nguyên nhân:
- Nếu là phân của trẻ “sản xuất” lần đầu tiên, vài ngày sau khi bé chào đời, đây là hiện tượng bình thường.
- Nếu mẹ đang cho con bú và hai núm vú của mẹ bị nứt, chảy máu, những đốm đen rải rác trong phân của bé có thể là kết quả của việc bé nhai và tiêu hóa phải máu của mẹ. Mẹ cần phải điều trị ngay vết thương ở núm vú để khắc phục tình trạng này.
- Phân đen còn có thể do bé hấp thụ quá nhiều sắt (giống trường hợp phân xanh đậm vì đôi khi màu xanh tối thẫm quá, nhìn giống màu đen)
- Nếu phân bé có màu đen và rắn, bé có thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng, hệ tiêu hóa của bé đang có chỗ nào đó bị chảy máu, cần đưa bé đi khám bác sĩ gấp.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet