Nội dung
Tỉnh dậy vào lúc 5 rưỡi sáng, vào cái giờ mà có lẽ nhiều người vẫn đang yên giấc, tôi đã nhìn thấy dáng vẻ rất khắc khổ, tấm lưng cong cong đang loay hoay nấu bữa sáng.

Tôi hỏi: "Bác nấu ăn sớm thế ạ?". Bác trả lời (giọng mệt mỏi): "Bác nấu bữa sáng cho bà ấy!".

Đó có lẽ chỉ là việc đầu tiên trong một ngày rất bình thường của bác Chung – bác chủ nhà nơi tôi đang sống. Sở dĩ tôi nói như vậy, vì thấy bác ấy là một người vô cùng “đảm đang”. Đảm đang đến mức tôi tự hỏi liệu bác ấy có phải là một trụ cột gia đình hay là một người nội trợ?

Cho đến khi tôi được ngồi nói chuyện với bác, tôi nhận ra bác có một trái tim yêu rất nhân từ, cao cả.

Cuộc hôn nhân sắp đặt

Bác Chung kết hôn năm 19 tuổi, lúc đó vợ bác đã 22 tuổi. Họ có với nhau 4 người con, một con trai và 3 con gái. Nhưng ngặt một nỗi, thực tế, đây chỉ là một cuộc hôn nhân sắp đặt của cha mẹ.

Cuộc sống với người phụ nữ chưa từng quen biết đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của bác Chung. Không có từ gì để diễn tả cuộc hôn nhân này. Tuy nhiên, bác từng nói với tôi rằng, khi bác đã lấy vợ, dù chưa có tình cảm thì đó vẫn là người sẽ chung sống với bác suốt đời, dưới một mái nhà, chung chăn chung gối, và cùng sinh con đẻ cái, cùng lo làm ăn. Bác Chung quan niệm đó là trách nhiệm của người đàn ông, vì thế bác luôn quyết tâm làm bất cứ việc nào kiếm ra tiền để nuôi gia đình.

Lấy nhau về, mọi việc hầu như đều do một tay bác Chung lo toan. Vợ bác vốn sức khỏe yếu, hay ốm đau nên khi lấy nhau về, bà chỉ có thể làm những việc nhẹ. Bà vẫn tiếp tục nghề làm cốm gia truyền. Bác Chung vì thế cũng học luôn nghề cốm để giúp vợ. Bác còn âm thầm đi hỏi và thuê chỗ bán hàng cho vợ. Hàng ngày, trên chiếc xe đạp cũ, bác chở vợ đi bán cốm, tối đến lại đón về.

Không những thế, bác Chung còn làm thêm rất nhiều nghề khác nặng nhọc từ cày trâu thuê, mở máy sát gạo đến vác thuốc lá thuê, phụ trách thủy lợi đê điều cho xã... Nhờ tính cách cẩn thận, chu đáo lại rất rành việc tính toán sổ sách, bác được xã tin tưởng giao cho việc kế toán đội trong hơn 20 năm, thư ký đội sản xuất trong hơn 8 năm. Người đàn ông cứ chăm chỉ, cần mẫn như vậy để lo cho gia đình, vợ con.

Công việc vất vả, nặng nhọc, gánh nặng gia đình đè lên vai của người đàn ông, ngỡ tưởng bác Chung sẽ có động lực rất lớn từ sự động viên hay tình yêu thương của vợ. Thế nhưng khi nhắc đến vợ, khuôn mặt bác trùng xuống. Bởi thực tế từ khi lấy nhau, vợ bác Chung không hề có tình cảm với chồng, hơn thế, bà chưa từng động lòng trước những điều mà chồng đã làm. Ngược lại bà còn luôn nghĩ bác Chung hẹp hòi nên hay giận dỗi, lạnh nhạt với người đã cùng sống chung dưới một mái nhà, cũng là cha của 4 người con của mình...

Người chồng yêu đơn phương vợ suốt 50 năm
Bác Chung không mong gì hơn việc có thể sống lâu hơn với vợ mình. Ảnh minh họa.

Nỗi lòng sâu kín

Cuộc sống cứ diễn ra như vậy cho đến đầu năm 2012, vợ bác Chung bỗng mắc một căn bệnh tuổi già, căn bệnh loãng xương, lúc này bệnh cũng đã ở giai đoạn nặng.

Mọi khó khăn và cùng cực lại thêm đè nặng lên đôi vai nhỏ của người đàn ông đã đến tuổi thất thập cổ lại hy. Có những lúc tưởng kiệt sức nhưng bác Chung vẫn cố gắng vượt qua, bác vẫn chăm sóc vợ rất chu đáo. Mọi người trong làng luôn khen bác là người chồng tuyệt vời, thậm chí có người còn nghĩ bác có tính sợ vợ, nên từ hồi trẻ đến bây giờ, bác vẫn luôn chăm sóc vợ rất chu đáo mà không một lời trách cứ.

Suốt 3 năm vợ bị bệnh, bác Chung vẫn thường xuyên dậy sớm nấu bữa sáng, sau đó là giặt quần áo, dắt bà đi bộ rồi vô vàn những công việc không tên khác, không kể việc lo kiếm tiền chạy chữa thuốc thang cho vợ hàng tháng, không phàn nàn hay kêu ca lấy một lời. Thậm chí, cán bộ phường nhiều khi mời bác làm kế toán sổ sách nhưng bác đã thoái thác vì lý do ở nhà chăm sóc vợ. Ai cũng nghĩ chắc hẳn người đàn ông ấy phải có một gia đình rất hạnh phúc.

Nhưng có lẽ, sẽ không một ai hiểu được nỗi đau trong lòng bác Chung. Hơn 50 năm chung sống với vợ, bác Chung luôn cảm thấy buồn. Bởi đến bây giờ, khi đã đến tuổi gần đất xa trời, bác vẫn không hiểu vì sao vợ không thể mở lòng với chồng. Đôi lúc bác tự động viên bản thân, bác quan tâm tới vợ là trách nhiệm và tình yêu thương vô điều kiện không mong nhận lại điều gì, chỉ cần nhìn thấy các con đã yên bề gia thất, các cháu học hành ngoan ngoãn bác cũng thấy vơi bớt đi phần nào.

Dù vậy, bác Chung vẫn vẫn luôn động viên vợ hãy yên tâm lo chạy chữa, không phải lo lắng điều gì để tiếp tục sống lâu với chồng con và các cháu. Từ sâu thẳm trái tim của người đàn ông ấy vẫn luôn hi vọng một ngày vợ sẽ thay đổi, thấu hiểu tấm lòng của mình, hai vợ chồng sẽ cùng nhau sống hết tuổi già...

Rồi khi chợt bắt gặp thấy hai hàng nước mắt lăn dài trên khuôn má gầy gầy, xạm xạm của người đàn ông đã bước sang tuổi 73, tôi đã không cầm được nước mắt. Hình ảnh đó cứ ám ảnh tôi và xuất hiện trong tâm trí tôi như vừa mới xảy ra.

Hi vọng, một ngày nào đó không xa, vợ bác Chung sẽ thấu hiểu được tấm lòng của bác, hai vợ chồng bác sẽ hưởng những ngày tháng cuối đời thật hạnh phúc bên nhau.
beforeAfter('.before-after');
.tacgia, .tacgia a {color: #999;font-weight: normal;padding-top: 10px;display: inline-block;}.tacgia .pencil{padding-right: 18px;height: 14px;background-position: -57px 0;display: inline;margin-right: 5px;background-image: url('http://kenh143.vcmedia.vn/skin/icons.png');background-repeat: no-repeat;}
 
Theo ĐSPL

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Đi xe SH mới là đẳng cấp

"Trên thế giới chẳng còn nước nào quan tâm đến xe hai bánh, nó chỉ được coi là phương tiện 'thể thao nguy hiểm'. Ở ta vẫn quan trọng hóa vấn đề, rằng nó thể hiện đẳng cấp của người đi, thật...

Xem thêm  

10 status ấn tượng trong tuần trên Facebook

'Già rồi hãy sống và làm những điều mình yêu thích, đơn giản vì mình không còn nhiều thời gian', Kỳ Duyên viết. Status số 1 "Người đàn ông mang đến hoa hồng chỉ để vui chứ không nên quá coi trọng....

Xem thêm