Nội dung
Dân công nghệ và các tác phẩm nghệ thuật liệu có phải là sự kết hợp hoàn hảo?

Ngày 11 tháng 5, nhà đấu giá Christie tại New York ghi nhận một kỷ lục mới, khi bức "Les femmes d'Alger (Version 'O')" (tạm dịch: Những người phụ nữ ở Alger) – một kiệt tác mà danh họa Pablo Picasso vẽ năm 1955 – được một cá nhân dấu tên mua với giá hơn 179 triệu đôla Mỹ. Mặc dù danh tính của người này không được tiết lộ, song người ta tin rằng để chi ra một khoản tiền khổng lồ đến thế, rất có thể chủ nhân mới của bức tranh không thể chỉ là một người.

Nghệ thuật xu hướng đầu tư mới của các đại gia công nghệ

 

Sự kiện khiến người ta tò mò điểm lại danh sách những người giàu nhất thế giới hiện nay và phát hiện ra rằng, dẫn đầu bảng xếp hạng tỉ phú của Forbes chính là các "ông trùm" trong làng công nghệ - những cá nhân không chỉ kiếm được lượng tài sản "khủng", mà còn sở hữu những bộ sưu tầm nghệ thuật đồ sộ đáng giá cả trăm nghìn đô.

Điển hình như ông chủ của Microsoft – ngài Bill – với giá trị tài sản khổng lồ gần 80 tỷ đô đã không ngại chi ra 36 triệu để mua bức "Lost on the Grand Banks" của danh họa người Mỹ Winslow Homer vào năm 1998. Ngoài ra, ông còn sở hữu bức "Room of Flowers" cũng có giá không dưới 20 triệu đô.

 

Nghệ thuật xu hướng đầu tư mới của các đại gia công nghệ

Bức tranh "Lost on the Grand Banks" tốn của ngài Bill tới 36 triệu đôla Mỹ ở thời điểm năm 1998.

 

Một ví dụ khác về tình yêu nghệ thuật của dân công nghệ phải kể tới cựu CEO của Oracle – Larry Ellison. Ông này đã "tích cóp" được gần 500 hiện vật nghệ thuật và tạo tác có nguồn gốc Nhật Bản          

Các tín đồ nghệ thuật mới

Với trào lưu này thì xem ra đối tượng khách hàng tiềm năng mới của các phòng tranh, không ai khác, chính là các đại gia công nghệ. Jessica Silverman là chủ sở hữu một phòng tranh cá nhân tại San Francisco từ năm 2007, song 3 năm trước đã chuyển địa điểm về khu Tenderloin để "tiếp cận" các trụ sở Twitter, Zendesk hay One Kings Lane. Jessica khéo giải thích quyết định của mình: "Chúng tôi không dọn về Tenderloin vì nơi đó nằm gần vị trí các công ty công nghệ đâu, nhưng đất lành chim đậu, dân công nghệ hay dân nghệ thuật thì đều tìm kiếm những nơi có vị trí đắc địa để làm ăn. Rõ ràng là ở San Francisco, có rất nhiều nhà đầu tư sở hữu những bộ sưu tầm nghệ thuật đứng tên cá nhân hay doanh nghiệp."  

Một báo cáo gần đây cũng cho thấy những cá nhân siêu giàu (có tổng giá trị tài sản từ 30 triệu đô trở lên) tập trung đông nhất tại bang California, trong đó, 5460 người sống trong phạm vi thành phố San Francisco.

 

Nghệ thuật xu hướng đầu tư mới của các đại gia công nghệ

Bên trong phòng tranh của Jessica Silverman.

 

Quả là Silverman đã không tính toán sai lầm. Các đêm khai trương phòng tranh thu hút hàng loạt tên tuổi trong giới công nghệ, có thể kể đến nhà đồng sáng lập Instagram Mike Krieger và "cha đẻ" của thiết bị đeo tay thông minh Jawbone, Yves Behar. Tuy nhiên, Silverman cũng mong rằng những khách hàng của cô không chỉ mua tranh để "làm màu với thiên hạ", mà trên hết, là để thỏa mãn tình yêu nghệ thuật và đóng góp vào các hoạt động mang đầy tính nhân văn: "Ngày càng có nhiều người mua tranh không phải để phủ kín những căn nhà rộng thêng thang của mình, mà vì muốn tạo lập một bộ sưu tập có thể hiến tặng trong tương lai. Dân công nghệ quả là những người thông minh và có tư duy khác thường."   

Một chi tiết thú vị là vợ của nhà sáng lập thương hiệu Jawbone, Sabrina Buell, cũng chính là chuyên viên tư vấn nghệ thuật và cộng sự của hãng tư vấn Zlot Buell. Công việc của cô là nghiên cứu thị trường nghệ thuật và tư vấn để khách hàng chọn lựa được sản phẩm tốt nhất cho bộ sưu tập của mình. Hãng này cũng giúp khách mua được những kiệt tác sáng giá không được chào bán trên thị trường chính thống hay các phòng tranh.

Theo Sabrina: "Nhiều tác phẩm nghệ thuật đương đại thể hiện những ý tưởng xuất thần của người nghệ nghĩ trong một khoảnh khắc nào đó. Trong khi đó, công nghệ lại chính là hiện thân của những gì đương đại. Đôi khi, thương trường khốc liệt vẫn chứng kiến những sự cộng hưởng chân thật như thế."   

Và những nghệ sỹ giàu lên nhờ "công nghệ"

Làn sóng "chơi" nghệ thuật của giới công nghệ xem ra đang lan rộng, với những cái tên như Marissa Mayer (CEO của Yahoo) hay Dave Morin (sáng lập viên của Path). Một số còn đứng ra thành lập Uỷ ban FOG, chuyên tổ chức các buổi triển lãm và hội thảo để nâng cao nhận thức nghệ thuật cho giới công nghệ, thúc đẩy hoạt động của Bảo tàng nghệ thuật đương đại San Francisco. Các thành viên của tổ chức đặc biệt này bao gồm CEO của Airbnb - Brian Chesky, sáng lập viên của Zynga - Mark Pincus, CEO của One Kings Lane - Ali Pincus, CEO Jawbone - Hosain Rahman và CEO của Yelp - Jeremy Stoppelman.  

Thậm chí, nhiều tỷ phú trẻ mới nổi trong giới cũng đã bước đầu nhìn nhận giá trị của nghệ thuật. CEO Snapchat là Even Spiegel gần đây còn đặt hàng họa sỹ Wyatt Mills (bạn học cũ của anh) một bức bích họa vẽ bên ngoài tòa nhà trụ sở công ty. Ngoài ra, Spiegel cũng mua vài tác phẩm cho riêng mình, bao gồm một bức tranh sáng tạo khắc họa hình ảnh một chú sư tử và bức người phụ nữ tô son "siêu thực" mang tựa đề: "Hạnh phúc mãi mãi" (?!)

 

Nghệ thuật xu hướng đầu tư mới của các đại gia công nghệ

Bức tranh "đầu sư tử" mà Evan Spiegel mua của bạn mình...

Nghệ thuật xu hướng đầu tư mới của các đại gia công nghệ

..cùng bức "Happily Ever After" khá khó hiểu.

 

Không dừng lại ở đó, Snapchat còn thuê nghệ sỹ đường phố ThankYouX thực hiện 13 sản phẩm tranh tường cho Snapchat. Anh này cũng "khuyến mại" Spiegel một bức chân dung Steve Jobs vẽ theo phong cách graffiti.  

Còn rất nhiều nghệ sỹ khác đang "làm ăn" với các startups công nghệ và kiếm được chẳng ít tiền từ nguồn khách mới. Dù Wilson từ chối đưa ra thông tin về khoản thù lao đến từ bạn học cũ, nhiều người tin rằng anh này được trả công bằng cổ phiếu Snapchat (với giá trị đang lên từng ngày và có thể đem về cho họa sỹ này cả triệu đô).

Facebook cũng từng trả hoa sỹ graffiti David Choe 3,77 triệu cổ phiếu thay cho tiền công vẽ bức bích họa phía ngoài trụ sở văn phòng đầu tiên ở Palo Alto và sau khi niêm yết đại chúng, cổ phiếu Facebook đã giúp Choe "thắng lớn" 200 triệu đôla Mỹ.  

Nhưng nên chọn cái gì: nghệ thuật, hay xe hơi?

Tuy nhiên, người ta cũng hoài nghi về sự bền vững của trào lưu sưu tầm nghệ thuật trong giới công nghệ. Liệu nó sẽ kéo dài bao lâu, trước khi các đại gia trẻ quay đầu về với những thú vui thời thượng như bất động sản và xe sang.  

"Làn sóng công nghệ đã khiến nhiều thanh niên trẻ trở nên cực kỳ giàu có, thế nhưng nếu anh ta không thật sự biết cách thưởng thức nghệ thuật, thì việc bỏ ra vài chục ngàn chứ chưa nói là cả triệu đô để mua một bức tranh quả là điều không tưởng." - cựu nhân viên của Apple Jeff Dauber, người sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật đáng ngưỡng mộ, chia sẻ.  

 

Nghệ thuật xu hướng đầu tư mới của các đại gia công nghệ

 

CEO Snapchat cùng bức chân dung Steve Jobs vẽ theo phong cách Graffiti.

Cũng bởi đặc thù xa xỉ của món hàng mà nhiều phòng tranh ở San Francisco đã phải đóng cửa do chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ trong khi lượng khách cũng chưa thấm vào đâu. Nói gì thì nói, không phải ai trong làng công nghệ cũng ưu ái nghệ thuật hơn so với các thú vui "rất con người" khác. Như vị CEO đang lên của Snapchat, cậu bỏ tiền mua tranh treo trong phòng, nhưng cũng xây cả garage cho chiếc Ferrari siêu sang. 

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Iphone 6 đẹp mê hồn.

Một bản concept mới về chiếc điện thoại thông minh iPhone 6 đầu tiên với giao diện iOS 7 được thiết kế bởi ADR Studio. ​ Về thiết kế, mẫu iPhone 6 concept đã có chút thay đổi khi nút Home đã được...

Xem thêm  

Sản phẩm mới dành cho dân phượt

Thiết kế nhỏ gọn thời trang và tích hợp nhiều tính năng chụp ảnh "đỉnh", điện thoại thông minh đang dần trở thành "người bạn đường" đắc lực cho giới trẻ trên hành trình khám phá những miền...

Xem thêm  

Top smartphone giá tầm 3 triệu trong tuần

Nhu cầu sử dụng smartphone ngày càng lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tậu được những siêu phẩm như HTC One hay Galaxy S4. Trên thị trường vẫn có những dòng máy có cấu hình tương đối và mức...

Xem thêm