Hôm nay tôi xin giới thiệu đến các bạn một khái niệm khá thông dụng về cách tính giai đoạn của mặt trăng để:
- Nếu không tin thì khi nghe người khác nói cũng không bị bỡ ngỡ
- Nếu tin thì để KHÔNG bị ảnh hưởng đến chuyện làm ăn, đến các tính toán quan trọng của mình và doanh nghiệp.
Đó là khái niệm ngày “tam nương” (của phương Đông) và Nguyệt Kỳ (moon phase) – khái niệm này, thật ngạc nhiên, cả phương Đông và phương Tây đều dùng và hoàn toàn trùng khớp nhau.
Ngày Tam Nương
Muội Hỉ |
Bao Tự và vua Kiệt |
Vua Trụ và Đát Kỷ |
Ngày Tam Nương chính là ngày sinh và ngày mất của 3 nường này, nên một tháng có 6 ngày Tam Nương, tính theo lịch âm (các bạn nên lấy viết ghi lại) là ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27. Ngày nào của gái nào thì thú thật cả hội Lý Số Trung Quốc vẫn còn đang tranh luận nên tôi không biết đâu! Chỉ biết vào các ngày âm lịch vừa kể trên, đừng nên làm chuyện gì mới mẻ: xây nhà, gả con, xuất hành, khởi nghiệp, giới thiệu sản phẩm mới, sáp nhập công ty… Vì xác suất thất bại hoặc phải làm đi làm lại là rất cao. Chưa kể đây còn là ngày của nhiều thảm họa. Tôi xin phép được trích dẫn một vài ví dụ khá thuyết phục vẫn còn là đề tài tranh luận của nhiều vị học giả khoa học huyền bí ở Trung Quốc và Việt Nam.
Tàu ngầm hạt nhân Kursk được trục vớt năm 2001 |
2. Hội đồng dân tộc Afghanistan họp tại Đức để thành lập chính phủ, dự định vào ngày 12, sau đó họ lùi lại vào ngày 13 Âm lịch. Đất nước này đến nay vẫn còn bất ổn.
Mấy anh bạn làm chung thì theo Phương Đông nên tôi cũng theo luôn cho tiện, chứ gốc rễ thì tôi vẫn là người theo truyền thống khoa học huyền bí của phương Tây vì tử vi Phương Tây, cách tính transit (vận hạn), bài Tarot, bói sỏi Runes, chỉ tay, quả cầu thủy tinh, con lắc, bói bã trà… nhiêu đó đủ xỉu rồi còn tính thêm ngày âm, bốc phệ, mai hoa, lục nhâm, bát môn… nữa chắc chết, riết rồi ngày nào cũng muốn ngồi nhà ngáp ruồi đọc sách cho lành! Tuy nhiên phương Tây vẫn có cái Nguyệt Kỳ kiêng kỵ khá là khớp với cái Tam Nương này, nên tôi xin chia sẻ ở đây để thấy được cái kỳ diệu của Đông-Tây hội ngộ.
12 cung hoàng đạo bao quanh trái đất |
Mặt đồng hồ với 12 cung hoàng đạo bao quanh Trái đất và sự di chuyển của mặt trăng. |
Trong một tháng, New Moon (trăng non) là kỳ trăng của sự Dưỡng Nuôi, khi năng lượng trong vũ trụ hoàn toàn thuận lợi để con người bắt đầu một việc gì đó quan trọng. Các dự án hùn hạp, làm ăn, hợp đồng nên được khởi sự tính toán vào lúc Trăng Non để nhận được nhiều thông tin và sự thông thái nhất của những người tính toán.
Các kỳ trăng. Khối cầu lớn là Trái đất, Mặt Trăng nhỏ hơn, xoay quanh. Vòng chấm đỏ sẽ tương ứng với dải 12 cung bao quanh Trái Đất. |
Waxing Moon/Half Moon (bán nguyệt) là từ ngày 8 – 13 AL, đó là kỳ trăng của sự Hành Động và Độc Lập, đây là lúc tập trung hành động để giải quyết vấn đề chứ không còn ngồi tính như lúc Trăng Non nữa. Phương Đông mình kỵ 13 AL (Tam Nương) cũng chính là vì đây là giai đoạn chuyển từ bán nguyệt sang trăng tròn.
Full Moon (trăng tròn) là từ 14 – 18 AL, trong đó có ngày 15 trăng hoàn toàn đối diện mặt trời (Moon opposition Sun). “Trai mùng một, gái hôm rằm” là đây, vì những người có tử vi sinh vào trăng tròn, cả ở Đông lẫn ở Tây, đều có quá nhiều năng lượng đối lập trong cuộc sống, dễ gây xung động lớn trong cuộc đời. Đây là thời điểm Gặt Hái theo quan niệm phương Tây.
Các kỳ trăng |
Trăng tàn (Balsamic Moon) 28 – 29.5 (phương Đông làm tròn thành 30 – kỳ thực trăng đi hết một vòng trái đất chỉ mất 29.5 ngày nên lâu lâu mình có tháng nhuận AL là vậy) chính là thời kỳ các “phù thủy” khoái nhất vì đây là lúc con người có giác quan thứ 6 mạnh nhất, thích hợp để cúng tế, học hỏi lĩnh hội cái mới trong địa hạt khoa học huyền bí. Còn các việc khác trong cuộc sống cứ để nhàn nhạt theo guồng mà chạy là tốt nhất.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet