nepal là quê hương của 8 trong 14 ngọn núi cao nhất thế giới, nhiều du khách đam mê mạo hiểm, leo núi thường tìm đến đây để chinh phục. Thu nhập từ ngành du lịch, bao gồm cả phí cấp phép cho khách bộ hành chiếm 12% của 800.000 khách du lịch năm 2013, tương đương 4% của nền kinh tế.
Bộ trưởng Du lịch Nepal, ông Dipak Amatya nói rằng ông quyết tâm cải cách lại ngành du lịch mạo hiểm ở Nepal và đảm bảo mọi người sẽ không bao giờ phải đối mặt với thảm kịch tương tự thêm lần nào nữa. "Không thể đổ thừa thời tiết xấu gây nên thảm họa kinh khủng này, cơ quan quản lý du lịch hiện tại phải chịu trách nhiệm vì nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ được du khách và công dân Nepal", ông Amatya cho biết.
Bộ Du lịch Nepal đang xem xét kế hoạch xây dựng hơn 200 nhà nghỉ trên khắp các tuyến đường leo núi ở Nepal nhằm chắc chắn mọi du khách đều có thể kiếm được nơi trú ẩn mỗi 3 km đường đi.
Một người khuân vác đang mang đồ chất nặng ở Nepal. Ảnh: Reuters |
Một quan chức cấp cao khác của Bộ Du lịch Nepal còn cho biết trong số những hướng dẫn mới đang được đề xuất, người leo núi sẽ phải mang trên mình thiết bị định vị vệ tinh và được yêu cầu thuê hướng dẫn viên địa phương có trình độ.
Dự tính những quy định hướng dẫn mới sẽ được đưa vào áp dụng trước mùa Xuân năm tới, mùa du lịch ở Nepal. Chính quyền nước này còn hứa sẽ cải thiện khả năng dự báo thời tiết và chuyển dữ liệu dự báo đến những tuyến đường leo núi.
Hiện nay, hơn 500 người đã được đưa bằng máy bay đến nơi an toàn kể từ khi cơn bão tuyết hoành hành trên khu vực Annapurna vào thứ ba tuần trước. Theo số liệu được cung cấp bởi chính quyền Nepal, ít nhất 40 khách leo núi, khuân vác, hướng dẫn viên và nhiều người khác được xác nhận thiệt mạng hoặc trong diện mất tích. "Thảm họa này là một bài học lớn cho chúng tôi", ông Surya Prasad Silwa, bộ trưởng Nội vụ Nepal phát biểu.
Tường Ý (Theo Jpost, Abc)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet