Người bệnh thường cảm thấy thức ăn nhạt và dùng không ngon miệng (vị giác đã bị tổn thương ). Để giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn, người thân của họ có thói quen tăng lượng gia vị nêm nếm vào thức ăn hoặc làm nước chấm đậm đà hơn. Tuy nhiên, thói quen này sẽ gây tổn hại đến sức khỏe người bệnh. Trên thực tế, những người đang điều trị bệnh cần phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt.
Hạn chế gia vị mặn
Đa phần, các bệnh mãn tính đều có liên quan và ảnh hưởng đến việc ăn uống. Trong đó, gia vị mặn gồm muối, nước mắm, nước tương, hạt nêm, dầu hào, nước sốt các loại, tương đen, mắm tôm… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bệnh nhân nếu chúng không được nêm nếm phù hợp. Dưới đây là những chỉ định cần lưu ý:
+ Người bị tăng huyết áp: Chỉ dùng dưới 5g muối/ngày hoặc không sử dụng trên 2 muỗng canh nước mắm. Những bệnh nhân này không ăn thức ăn có vị mặn nhiều. Riêng với các bệnh nhân bị cao huyết áp hoặc tăng huyết áp có kèm theo biến chứng thì hạn chế tối đa dùng muối và các gia vị mặn.
+ Người bị suy tim nặng: Ăn nhạt tuyệt đối. Trong trường hợp bất khả kháng buộc phải dùng thức ăn có vị mặn thì chỉ được phép dùng dưới 2g muối/ngày (tương đương 1/3 muỗng cà-phê) và không được dùng nước chấm.
+ Người bị suy thận: Dùng thức ăn có nêm gia vị mặn chỉ làm tình trạng của thận càng xấu thêm vì chức năng của thận đã bị suy giảm, không thể lọc được muối, giữ lại chất độc nhiều hơn, làm cơ thể bị phù. Những ai bị suy thận nặng, tuyệt đối không sử dụng muối cũng như các gia vị mặn trong chế biến thức ăn hàng ngày.
+ Người bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim: Không dùng bất kỳ gia vị mặn nào. Những bệnh nhân này buộc phải ăn nhạt suốt đời.
Tránh xa đường
Đường là một trong những gia vị “kiềm hãm” vị mặn của muối (hoặc gia vị mặn) trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng đường cũng không tốt cho sức khỏe, nhất là đối với bệnh nhân đái tháo đường, béo phì… Những đối tượng này không được dùng quá 1 muỗng cà-phê đường mỗi ngày.
Lượng đường ở đây được tính trong tất cả các thực phẩm người bệnh dùng. Chẳng hạn, đường có trong cá kho, thịt kho, nước mắn pha… Nếu bệnh nhân ăn chè (có đường trong chè) thì buộc hạn chế tối đa những thức ăn khác có nêm đường.
Cắt giảm tiêu, ớt
Trong khâu chế biến thức ăn còn có gia vị tạo vị cay hoặc vị nồng là ớt và tiêu. Những bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như viêm đại tràng kích thích , viêm loét dạ dày... thì không nên dùng chúng. Những gia vị này có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, làm cho quá trình hấp thu thức ăn bị ảnh hưởng.
Dù vậy, các gia vị khác như tỏi, gừng, riềng… thì được khuyến khích dùng trong những trường hợp này. Bởi vì những loại gia vị này có nhiều tinh dầu, giúp ích cho quá trình tiêu hóa của bạn.
Mách nhỏ chị em: Thời điểm “vàng” cho nêm nếm
- Muối: Nên cho muối vào trước nếu muốn món kho đậm đà. Khi nấu canh nên nấu một lúc hãy nêm muối vào.
- Nước mắm: Nên nêm nếm trước khi nhấc nồi xuống bếp, để bảo toàn chất đạm trong nước mắm.
- Đường: Các món chiên hoặc nướng nên ướp ít đường vì chúng làm món ăn dễ cháy, khét. Nếu muốn ngọt chỉ cần phết mật ong khi món ăn gần chín.
- Bột ngọt: Chỉ nêm khi thức ăn đã chế biến xong. Nếu cho vào quá sớm sẽ làm món ăn có vị đắng. Với món gỏi, cần hòa tan bột ngọt trước.
- Hạt tiêu: Chỉ rắc lên khi thức ăn đã chín. Ngược lại, cho tiêu trước khi nấu, chúng dễ biến thành chất độc gây ung thư.
- 20/05/15 10:51 Thực phẩm màu đen: "Thần dược" đối với sức khỏe
- 19/05/15 09:26 Các dạng ngộ độc và cách xử lý cần biết
- 18/05/15 11:03 Đã vào mùa… tay chân miệng
- 18/05/15 11:02 Học cách tự khám bệnh phụ nữ tại nhà
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet