Để bảo vệ mình tốt hơn, phái đẹp nên tìm hiểu rõ bệnh này. Dưới đây là 5 thắc mắc thường gặp và lời giải đáp mà chị em nên "nằm lòng".
phụ nữ bị ung thư vú chủ yếu do di truyền?
Đúng. Tuy vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ung thư vú nhưng các nhà khoa học đã chỉ điểm ra rằng di truyền (đột biến gen) chiếm 5- 10% các trường hợp ung thư vú.
Ung thư vú di truyền có liên quan đến đột biến gien BRCA1,2; TP53, PTEN… bên cạnh các nguyên nhân như có bệnh tăng sản ống tuyến vú, có kinh trước 12 tuổi, mãn kinh trễ (sau 55 tuổi), sinh con đầu trễ (sau 30 tuổi) hoặc không sinh con, thói quen ăn uống, tiếp xúc với môi trường phóng xạ... Nhưng vẫn có khoảng 75% phụ nữ bị ung thư vú không thấy có liên quan đến các yếu tố nguy cơ này, gọi là ung thư vú tự phát.
Bệnh sẽ “miễn nhiễm” với người dưới 20 tuổi?
Sai. Nguy cơ phát triển ung thư vú tăng khi bạn già đi, những đối tượng trên 30 tuổi dễ mắc căn bệnh này nhất. Ung thư vú ở phụ nữ trước 20 tuổi hiếm gặp hơn. Tuy nhiên vẫn có những báo cáo các trường hợp ung thư vú xảy ra ở trẻ em. Cụ thể 0,8% bệnh ung thư vú xảy ra ở phụ nữ trước 30 tuổi, khoảng 6,5% phụ nữ từ 30-40 tuổi sẽ mắc phải căn bệnh này.
Bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh về vú khác?
Đúng. Trong chẩn đoán, bệnh ung thư vú cần phân biệt với các tổn thương lành tính khác ở vú như nang vú, đau vú, bọc sữa, viêm lao vú…Trong đó:
+ Nang vú thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi, biểu biện bằng các khối u lớn nhỏ khác nhau ở trong vú, di động, có thể sờ thấy hoặc không. Các nang này được xác định chẩn đoán bằng siêu âm vú, sẽ tự lặn mất sau khi mãn kinh
+ Đau vú thường gặp trước khi có kinh là bình thường. Nhưng đau vú không theo chu kì kinh thường do thay đổi sợi, bọc ở vú. Đây là tình trạng mô vú biến đổi lành tính có các nang nhỏ và mô sợi dày gây ra triệu chứng đau cả hai bên vú. Tổn thương này có thể xác định bằng que siêu âm và đôi khi cần chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để phân biệt với ung thư vú.
Trung bình mỗi năm, Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM tiếp nhận điều trị khoảng 2.000 - 2.500 bệnh nhân bị ung thư vú. (Ảnh minh họa)
+ Bọc sữa là tình trạng sữa không thoát ra được que ống dẫn sữa khi cho con bú. Sữa sẽ đọng lại tạo thành bọc biểu hiện như một bướu ở vú.
+ Viêm lao vú trước đây rất ít gặp, nhưng hiện nay phụ nữ 30-40 tuổi cũng hay mắc bệnh này. Biểu hiện của viêm lao vú là một khối lượng chắc ở vú có thể đau, đôi khi có ra mủ và lở loét ở da. Đây là tình huống rất khó chẩn đoán phân biệt với ung thư vú, cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa để có xử trí thích hợp.
>>> Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu như trên, chị em phụ nữ nên đi khám ngay để có thể nhận biết sớm bệnh.
Ung thư vú không gây tử vong?
Sai. Khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú, khởi đầu chỉ biểu hiện một khối u không đau ở vú, sau đó bướu lớn dần, xâm nhiễm vào mô xung quanh và ra da, nhất là khi bệnh nhân có điều trị đắp lá cây, thuốc nam không đúng cách. Bệnh tiến triển nhiều hơn bởi di căn hạch nách và cuối cùng là di căn xa đến các cơ quan như xương, gan, phổi làm tổn thương các cơ quan này và gây tử vong.
Đoạn nhũ sẽ giúp phòng ngừa bệnh?
Ung thư vú di truyền chỉ chiếm khoảng 5-10% các trường hợp ung thư vú. Đối với phụ nữ có nguy cơ đột biến gen BRCA1, 2 cần được tư vấn bởi các nhà chuyên môn về di truyền, tâm lý, bác sĩ ung thư nội khoa, bác sĩ phụ khoa và bác sĩ phẫu thuật về vú để quyết định thời điểm làm xét nghiệm tìm đột biến gen cũng như lựa chọn phương pháp phòng ngừa thích hợp. Phương pháp phẫu thuật đoạn nhũ 2 bên là 1 biện pháp phòng ngừa dành cho các đối tượng có nguy cơ rất cao, có thể làm giảm 95% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
- 22/05/15 09:42 Khiếp đảm khối u thận to bằng quả dưa hấu
- 21/05/15 09:45 Nấu ăn cho người bệnh: Phải nêm gia vị đúng cách
- 20/05/15 10:51 Thực phẩm màu đen: "Thần dược" đối với sức khỏe
- 19/05/15 09:26 Các dạng ngộ độc và cách xử lý cần biết
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet