Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi nhận được học bổng học thạc sĩ tại Pháp. Đối với tôi được ra nước ngoài học tập và sinh sống là điều mà tôi mong mỏi ngay từ khi học cấp 3 và giờ đây giấc mơ đã thành hiện thực.
Tại Pháp, không những tôi hoàn thành khóa học với thành tích đáng kể mà điểu quan trọng là tôi đã may mắn gặp được người bạn đời của mình, anh là người Nauy. Khi bố mẹ tôi hay tin, họ không hề đồng tình một chút nào bởi họ không muốn cô con gái duy nhất của mình phải sang xứ người làm dâu. Chúng tôi đã gặp rất nhiều trở ngại từ hai phía gia đình, nhưng cuối cùng hạnh phúc vẫn mỉm cười với chúng tôi.
Khi hoàn thành xong khóa học tại Pháp, chúng tôi quyết định sẽ sinh sống tại Oslo_quê hương của anh. Ngày mới đến đây, tôi cảm thấy hoang mang vô cùng nhưng rồi mọi chuyện cũng đâu vào đó. Tính ra đến nay tôi đã ở Nauy được 6 năm và giờ tôi hạnh phúc bên anh và cô công chúa nhỏ.
Suốt 6 năm làm dâu trên đất người, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều mới mẻ về con người cũng như cách sống ở nơi đây. Nhưng có lẽ điểm khiến tôi ấn tượng và quan tâm nhất tại nơi đây chính là môi trường nuôi dạy trẻ. Tôi luôn muốn con mình sinh ra và được nuôi dưỡng trong một "cái nôi" tốt, do đó tôi không ngừng khám phá mọi điều liên quan đến việc mang thai và chăm sóc trẻ ở đây. Và đây là thành quả quan sát của tôi không suốt 6 năm qua.
Các bà mẹ ở Nauy không có khái niệm đi bác sĩ sản khoa trong suốt thai kỳ
Phần lớn các bà mẹ ở Nauy không có khái niệm đi bác sĩ sản khoa trong suốt thai kỳ của mình, họ chỉ cần một nữ hộ sinh. Điều này khác biệt khá nhiều so với các bà mẹ ở Việt Nam, tôi thường thấy các mẹ Việt đi khám theo định kỳ và trong suốt quá trình mang thai họ thường xuyên họ thường đi gặp bác sĩ sản khoa.
Tôi còn nhớ lúc mình có bầu Cindy, khi tôi gọi điện cho một nữ hộ sinh ở đây, bà ấy nói tôi không phải đến gặp bà cho đến khi thai nhi được 15 tuần tuổi. Suốt thai kỳ, tôi chỉ có duy nhất 1 lần siêu âm.
Ở Nauy, nữ hộ sinh của tôi kiểm tra thai nhi bằng một chiếc ống nghe gỗ dài áp chặt vào bụng của tôi
Ở Việt Nam, tôi thấy chị gái mình cứ 2 tuần một lần lại siêu âm 3D để nhận biết xem thai nhi có khỏe hay không. Còn ở Nauy, nữ hộ sinh của tôi kiểm tra thai nhi bằng một chiếc ống nghe gỗ dài áp chặt vào bụng của tôi. Việc khám thai quá sức đơn giản đó đã khiến tôi luôn có cảm giác lo lắng suốt thai kì của mình.
Bạn có thể sẽ bị chuyển đến một bệnh viện khác nếu bệnh viện bạn đăng ký đã kín chỗ vào ngày bạn sinh
Tôi đăng ký dịch vụ sinh không dùng thuốc tại một bệnh viện, bởi vì nếu bạn đăng ký dịch vụ sinh thông thường, rất có khả năng bạn có thể sẽ bị chuyển đến một bệnh viện khác nếu bệnh viện bạn đăng ký đã kín chỗ vào ngày bạn sinh. Bạn sẽ không được tiêm kháng sinh nếu bạn dương tính với GBS – một loại liên cầu khuẩn gây ra nhiễm trùng có thể được tìm thấy trong âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ mang thai.
Tôi nhớ ngày trước chị gái mình có bầu cũng bị chuẩn đoán dương tính với GBS, và tôi thấy các bác sĩ phát thuốc kháng sinh cho chị ấy dùng trong lúc đẻ để không lây sang em bé và khiến em bé bị ốm.
Còn ở Nauy, khi tôi hỏi y tá của bệnh viện về GBS, cô ấy chỉ nói “Chúng tôi không lo lắng về điều đó”. Ban đầu, tôi cảm thấy hoang mang, nhưng chồng tôi đã động viên tôi rằng “Họ có thể tính toán và kiểm soát được rủi ro nên không cần phải lo lắng quá như vậy”.
Các bà mẹ ở Nauy có thể nghỉ thai sản 10 tháng với 100% lương hoặc nghỉ 12 tháng với 80% lương
Các bà mẹ ở Nauy có thể nghỉ thai sản 10 tháng với 100% lương hoặc nghỉ 12 tháng với 80% lương, sau đó thì phần lớn các bà mẹ đều đi làm trở lại. Oslo là một trong những thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới, chỉ xếp sau Tokyo và Moscow – vì thế, phụ nữ không thể ở nhà lâu hơn. Ngoài ra, “ở nhà” và không làm việc không phải là văn hóa của người Nauy bởi họ quan niệm rằng "Nếu bạn không làm việc, bạn chẳng là gì cả”.
Về điểm này tôi nhận thấy Nauy hơn hẳn Việt Nam, họ có chế độ đãi ngộ với các bà mẹ sau sinh rất tốt. Ở Việt Nam nếu làm trong nhà nước thì phụ nữ chỉ được nghỉ nhiều nhất là 6 tháng, còn làm ở các công ty tư nhân thì đương nhiên thời gian nghỉ sẽ bị rút ngắn lại. Chính điểm nổi trội này ở Nauy giúp tôi có đủ thời gian chăm sóc cho Cindy mà không lo bị trừ tiền lương.
Tại trường học, trẻ con thường xuyên chơi, ăn và thậm chí dưới trời tuyết lạnh âm độ
Khi Cindy đến tuổi đi học, tôi cho con học ở Barnehage (tiếng Norway có nghĩa là “vườn dành cho trẻ em”), vốn là một dạng nhà trẻ ở đây. Tại Nauy, phần lớn trẻ em ở đây bắt đầu đến Barnehage khi chúng 1 tuổi. Mọi chi phí sinh hoạt của trẻ sẽ do chính phủ lo để khuyến khích người dân trở lại làm việc.
Tôi sẽ trả vài trăm đô một tháng và Cindy sẽ được chăm sóc tận tình từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Bọn trẻ ở ngoài trời thường xuyên, gần như chỉ chơi đùa và khám phá thiên nhiên. Ở một số Barnehage, trẻ chỉ vào trong nhà khi ngoài trời lạnh dưới 14 độ. Chúng thậm chí ăn uống ở bên ngoài luôn – với găng tay giữ ấm.
Bọn trẻ ở ngoài trời thường xuyên, gần như chỉ chơi đùa và khám phá thiên nhiên. Ở một số Barnehage, trẻ chỉ vào trong nhà khi ngoài trời lạnh dưới 14 độ
Ở Việt Nam, bố mẹ không có đủ can đảm để cho con vui chơi ngoài thời tiết lạnh như vậy. Nhiều gia đình thậm chí còn không cho con ra khỏi nhà trong những ngày đống giá lạnh. Bố mẹ luôn tìm cách sưởi ấm cho bé thay vì phải hành hạ con hàng giờ ngoài trời. Chính vì vậy khi thấy phong cách giáo dục này ở Nauy tôi đã vô cùng lo lắng cho sức khỏe của Cindy.
Trẻ con ở Na Uy có thể được vui chơi, hay thậm chí là ngủ dưới trời tuyết lạnh
Khi tôi tỏ ra lo lắng con gái sẽ bị lạnh, bố chồng tôi nói rằng “Sức khỏe con bé sẽ tốt hơn nếu nó bị đóng băng ở các đầu ngón ta”.
Trẻ con không có nhiều địa điểm để vui chơi
Vì tất cả mọi người đều đi làm nên gần như chẳng có sân chơi công cộng nào ở đây dành cho lũ trẻ. Khi Cindy còn chưa đến tuổi đi học, mẹ con tôi đã vật lộn với nhau cả ngày trong nhà suốt 5 tháng trời bởi chẳng có chỗ nào để chúng tôi đi chơi cả.
Vì tất cả mọi người đều đi làm nên gần như chẳng có sân chơi công cộng nào ở đây dành cho lũ trẻ
Khác hẳn ở đây, ở Việt Nam có vô số các hoạt động dành cho trẻ con, bảo tàng trẻ em, các sân chơi và các lớp học dành riêng cho lũ trẻ. Điều này lại khiến tôi nhớ đến những ngày cuối tuần trước đây ở Việt Nam, tôi cho các cháu khi chơi công viên và đi xem phim mà không thấy chán. Ở Nauy, tất cả trẻ con đều ở trong Barnehage và tất cả bố mẹ đều đi làm.
Bữa trưa, trẻ em thường ăn bánh mỳ với phô mai caramel sữa dê
Nauy không có một nền văn hóa ẩm thực thực sự giống như Ý hay Pháp. Đồ ăn ở đây rất “thực dụng” và có rất ít sự lựa chọn. Bữa trưa, trẻ em thường ăn bánh mỳ với phô mai caramel sữa dê hoặc phô mai Thụy Sỹ. Chồng tôi gần như ngày nào cũng ăn như vậy. Điều đặc biệt mà tôi nhận ra là dường như người Nauy nào cũng thích ăn hotdog, họ ăn hotdog bất cứ lúc nào họ có cơ hội.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet