Có một mẹo rất hay là mẹ có thể đặt “mật khẩu” với con, để bé không dễ dàng bị người lạ dụ dỗ đi. Mẹ cần dạy con ngay những mẹo này để tránh bị bắt cóc.
Với những thủ đoạn lừa lọc ngày càng tinh vi, các đối tượng buôn bán người rất hay nhắm đến đối tượng trẻ em để hành nghề. Trẻ em là đối tượng dễ bị lợi dụng vì hạn chế về nhận thức, ham vui, ham đồ lạ…nhưng bạn lại không thể bảo vệ con bằng cách ở bên con 24/24 hay không bao giờ đưa con ra ngoài. Chính vì thế, mẹ hãy dạy con những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình.
Những bài học lý thuyết khô khan có thể sẽ khiến trẻ khó hiểu, khó tiếp thu, và trẻ em cũng rất vô tư, mải chơi và hay quên. Dạy trẻ một số mẹo hữu ích và thường xuyên nhắc nhở, cho trẻ tập luyện để trẻ làm quen với những tình huống có thể xảy ra là điều vô cùng cần thiết.
1. Mẹo dạy trẻ đối phó với người lạCâu chuyện "mật khẩu mẹ và con" là ví dụ về cách dạy con đối phó với người lạ.
Trước hết, cần dạy trẻ các khái niệm người lạ khác nhau. Nói với trẻ ai là người lạ có ý đồ xấu, ai có thể tin tưởng được (chú công an, bác bảo vệ,…), giới thiệu với trẻ những người quen như bạn bè, họ hàng của bố mẹ để bé nhận biết. Cùng bé “điểm danh” những hành vi đáng ngờ của kẻ xấu:
Tiếp cận, nhờ vả, đánh vào tâm lý rủ lòng thương của trẻ:
- Bố mẹ cháu đang gặp tai nạn, để cô/chú/bác/... đưa cháu đi đến chỗ bố/mẹ ngay.
- Cô là bạn của mẹ con, mẹ gửi cho con một món quà. Cô để nó ở xe, con đến lấy nhé.
- Có một bà cụ bị gãy tay, con đến phụ cô giúp bà lão đó nha.
- Có bạn muốn gặp con, bạn nhờ cô nhắn con ra ngoài đó.
- Con chó của chú đang bị lạc, con cùng đi tìm giúp chú nhé.
Tự nhiên bắt chuyện, muốn tặng quà:
- Con thích ăn kẹo này không, chú cho con nè.
- Chú tặng con ô tô/ búp bê/xếp hình này nhé….
Với hai trường hợp trên, dạy trẻ nói: “Con không quen cô/ chú, để con hỏi ý kiến bố mẹ con đã”. Sau đó, hãy mau chóng tránh xa những người đó.
Chuẩn bị cho trẻ những cách giải quyết với những tình huống có thể xảy ra là điều rất quan trọng.
Yêu cầu con giữ bí mật:
- Con không được nói cho ai biết nhé.
Hoặc nếu có người xin chụp hình con, hãy dạy con nói “không” và kể ngay với bố mẹ, thầy cô, vì rất có thể, những đối tượng này đã lên kế hoạch để tiếp cận, làm thân với bé từ từ để bắt cóc, tống tiền.
Yêu cầu nhờ đến đón:
- Bố mẹ con bận, dặn con đi cùng chú về nhà.
Hãy thiết lập một mật mã chỉ hai mẹ con biết, và dạy bé phải hỏi mật mã của người lạ đó. Nếu không phải người quen, trẻ phải tìm cách tránh xa thật nhanh.
2. Dạy trẻ cách đối phó khi bị bắt cócDạy trẻ tập hét:
- Nếu bất kì người lạ nào cố tình bắt con đi theo, dạy trẻ cách hét lớn, rõ ràng, mạnh: “Cướp! Cướp!” hoặc “Dừng lại ngay!”
- Hét với người xung quanh: “Đây không phải bố mẹ cháu!”
- Gây tiếng ồn lớn, đập mạnh vào vật gì đó, ném đồ vật như cặp, sách vở để gây sự chú ý.
Những tiếng hét của trẻ có thể sẽ khiến kẻ bắt cóc bối rối và cũng là tiếng chuông báo nguy hiểm để mọi người xung quanh biết và giúp đỡ.
Dạy trẻ dùng thể lực
Hướng dẫn cho trẻ cách dùng lực để tấn công vào 3 vị trí bất lợi của đối tượng để có thể chạy thoát, đó là ức, cằm, hạ bộ. Dạy trẻ ghi nhớ 4 hành động: hét, cắn, đá, chạy.
Những kỹ năng này nên được giới thiệu thường xuyên ở nhà để chuẩn bị cho những tình huống không may xảy ra.
3. Trường hợp khácNếu tên bắt cóc có vũ khí, đòi tài sản, hãy dạy trẻ làm theo yêu cầu của chúng để tránh bị thương. Trong trường hợp này, không nên dạy trẻ gào thét, kêu cứu và giãy giụa nhằm thoát khỏi kẻ xấu.
Nếu có thể thoát khỏi kẻ xấu, dạy trẻ không nên đi theo bất cứ người lạ nào trên đường mà hãy chạy vào nhà dân rồi gọi điện cho bố mẹ.
Quan trọng hơn, bố mẹ phải cho con thực hành những tình huống giả định thường xuyên để trẻ chuẩn bị sẵn tinh thần, tránh bị mất bình tĩnh, hoảng loạn khi có nguy cơ. Ngoài ra, dạy trẻ không thân mật với người lạ đến nhà để tránh hình thành thói quen dễ dàng nói chuyện với người lạ. Dạy trẻ học thuộc lòng tên mình, tên bố mẹ và số điện thoại, giải thích rõ những trường hợp trẻ nên khai báo, như chú công an, bảo vệ ở các cửa hàng, siêu thị gần đó.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet