“Phân của ngài, là đề tài của chúng tôi” – một câu nói đùa tưởng như buồn cười của một ông bố trẻ nhưng lại mô tả chính xác hoàn cảnh của những bậc làm cha làm mẹ. Có nuôi con nhỏ, ta mới có thể cảm nhận được đôi khi, niềm vui của một ngày lại đến từ những…bịch bỉm đầy phân của con. Trẻ sơ sinh không biết nói, nhưng chính “sản phẩm đầu ra” của bé sẽ là một cách gián tiếp để bé gửi thông điệp sức khỏe đến bố mẹ. Điều chúng ta cần bây giờ, là “giải mã” những bịch bỉm đó như thế nào.
Phân ít, màu xanh đen
Trong vài ngày đầu sau khi sinh, trẻ sẽ đi tiêu ra phân su. Đây là loại phân được tổng hợp từ chất nhầy, nước ối và tất cả những thứ em bé đã ăn khi còn ở trong tử cung mẹ. Phâm su có màu đen, xanh đen, dính và đặc như mù tạt. Phân su thường rất ít và chỉ xuất hiện 3,4 hôm là hết. Mẹ chỉ cần đóng tã giấy cho bé vào thời gian đầu này.
Phân vàng, lỏng, có hạt
Sữa non của mẹ, những giọt sữa đầu tiên đi vào cơ thể bé hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng, giúp đẩy phân su ra khỏi cơ thể của em bé và thay vào đó là một loại phân mới: Phân “Hoa cà hoa cải”. Loai phân này thường màu vàng xanh hoặc nâu sáng, vàng mù tạt. Phân lòng, có mùi hơi chua và có lẫn các hạt trắng nhỏ như hạt vừng.
Trong những tuần đầu, bé có thể sẽ đi tiêu ngay sau mỗi lần ăn. Tính trung bình, một ngày mẹ có thể sẽ phải thay 4 cái bỉm phân cho bé. Nếu để ý kỹ, mẹ sẽ thấy bé thường đi tiêu tại một thời điểm giống nhau mỗi ngày. Một số trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vài ngày hoặc tậm chí một tuần mới đi tiêu một lần. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng miễn là phân của bé vẫn mềm và bé đi tiêu dễ dàng.
Màu phân của bé thông báo tình trạng sức khỏe (ảnh minh họa)
Phân vàng nâu, hơi dẻo
Nếu bé bú sữa công thức, phân của bé có thể khác với một em bé bú sữa mẹ. Những đặc trưng mẹ có thể nhận thấy đó là:
- Phân sệt hơn như kem đánh răng. Điều này là do sữa công thức không thể được tiêu hóa như đầy đủ như sữa mẹ.
- Màu vàng nhạt hoặc màu vàng-nâu.
- Có mùi khó chịu hơn phân của bé bú mẹ.
Trẻ bú sữa công thức cũng dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ. Mẹ chú ý cần chọn sữa mát, nhạt và phù hợp với bé. Pha sữa đúng và đủ lượng nước cần thiết.
Phân xanh nâu
Khi bé chuyển sang ăn dặm, các loại thực phẩm sẽ ảnh hướng rất lớn đến “sản phẩm đầu ra” của bé. Mẹ sẽ thấy một điều cực rõ rệt là bé ăn gì thì phân sẽ như thế. Nếu bé ăn cháo cà rốt xay nhuyễn, phân của bé sẽ có màu da cam đặc sệt. Mẹ cũng có thể sẽ thấy nguyên miếng rau ngót hay các loại rau nhiều chất xơ còn nguyên không tiêu hóa hế. Điều này sẽ thay đổi khi bé lớn lên và khả năng tiêu hóa chất xơ hiệu quả hơn. Nhưng nhìn chung, khi bé chuyển sang ăn dặm, phân của bé sẽ dày hơn, sẫm màu hơn và rất nhiều mùi hơn.
Phân màu nâu vàng, nhiều nước
Thỉnh thoảng bé đi phân lỏng thì không có gì nghiệm trọng. Tuy nhiên, nếu bé đi phân lỏng liên tục nhiều lần trong ngày, kéo dài 2-3 ngày thì rất có thể bé đã bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể gây ra tình trạng mất nước , và cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu bé đã trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể quan sát biểu hiện con. Nếu tiêu chảy nhẹ, có thể thử áp dụng các mẹo trị tiêu chảy ở nhà cho bé và chú ý cho con ăn thức ăn lành, đầy đủ dinh dưỡng và lỏng, dễ tiêu.
Phân khô, rắn, màu nâu
Phân khô chứng tỏ phân đã ở lâu trong cơ thể bé và bị mất nước. Trường hợp này trẻ thường là bị táo bón. Mẹ nên chú ý bố sung nước cho con, cho bé ăn các loại thực phẩm nhuận tràng như bí đỏ, khoai lang hay vừng đen. Nếu con vẫn duy trì táo bón, mẹ hãy thử bôi hậu môn trẻ bằng mật ong hoặc cho con nhấp một ít nước mận hay nước cam.
Phân xanh lá cây thẫm
Một số bé sơ sinh bú sữa công thức hoặc được mẹ cho uống bổ sung viên sắt có thể khiến cho phân có màu xanh đậm, hoặc đôi khi thậm chí có màu xanh đen do cơ thể thừa sắt nên đào thải ra. Phân này là bình thường và nó không có ý nghĩa hệ thống tiêu hóa của bé đang có vấn đề.
Phân màu xanh sáng
Khi bé bú sữa mẹ nhưng chỉ bú trong thời gian ngắn đã nha ra, bé có thể đã bú phải rất nhiều sữa đầu – loại sữa loãng và không có nhiều chất béo. Do đó, phân của bé sẽ có màu xanh sáng. Mẹ cần chu bé bú lâu hơn ở một bên ngực để nhận được hết sữa cuối. Đôi khi cũng có thể một loại virus sẽ biến phân của bé màu xanh lá cây sáng. Nếu bé đột nhiên hay quấy khóc và khó chịu, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa.
Phân dính màu đỏ
Khi đã loại trừ khả năng mẹ cho con ăn các loại thực phẩm có màu đỏ như canh rau dền, củ cải đỏ hay dưa hấu, cà chua....mà phân của bé vẫn có màu đỏ. Đó có thể là dấu hiệu con đi tiêu ra máu.
- Nếu phân bình thường dính máu đỏ tươi: bé có thể gặp rắc rối với việc tiêu hóa protein sữa.
- Phân táo bón dính máu: thường do một ít máu chảy trong hậu môn hay trĩ nhỏ
- Phân tiêu chảy dính máu có thể chỉ ra một nhiễm trùng do vi khuẩn
Phân trắng
Phân trắng báo hiệu tình trạng sức khỏe hết sức nguy hiểm của bé. Mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet