Nội dung

Mẹ bỉm chia sẻ tất tần tật bí quyết tập ti bình cho trẻ theo phương pháp easy thành công con bú ngoan mẹ yên tâm đi làm

Ngày trước khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ sẽ cho em bé ti trực tiếp. Tuy nhiên ngày nay thì mẹ lại có nhiều lựa chọn hơn, có thể tập cho bé ti bằng bình song song với ti mẹ. Nhiều mẹ nuôi con theo phương pháp Easy, sẽ thường tập cho đứa trẻ ti bình. Nhờ vậy mà những em bé Easy đạt được thời gian ăn hiệu quả hơn.

So với ti mẹ, bé phải mất từ 30 đến 40 phút thì ti bình bé sẽ được rèn luyện sự tập trung và theo đó thời gian ăn sẽ rút ngắn khoảng từ 5 -15 phút. Tuy nhiên, việc tập ti bình của các em bé theo Easy vẫn sẽ đảm bảo lượng sữa cung cấp vào cơ thể đầy đủ, dù thời gian ăn ngắn lại. 

Thực tế, nhiều bà mẹ vẫn rất băn khoăn và đặt ra nghi vấn rằng, ti mẹ trực tiếp thì em bé có theo Easy được hay không và giữa việc ti mẹ và ti bình có gì khác nhau, tại sao cần phải tập bé ti bình. Để giải đáp những thắc mắc đó, mẹ bỉm Nguyễn Thùy Liên đã có bài tâm sự, chia sẻ cùng với các mẹ Việt khác về vấn đề này, từ đó giúp các mẹ có một nguồn kiến thức vững chắc hơn trong quá trình nuôi coi Easy hiệu quả.

Trước tiên mẹ bỉm Thùy Liên đã khẳng định lại là, ti mẹ hoàn toàn vẫn có thể giúp con theo EASY. Miễn là mẹ đảm bảo đủ/dư sữa cho con ăn trọn vẹn một bữa, sung sức để vui chơi và ngủ một giấc dài trọn vẹn.

Mẹ bỉm chia sẻ tất tần tật bí quyết tập ti bình cho trẻ theo phương pháp easy thành công con bú ngoan mẹ yên tâm đi làm

Vậy tại sao lại cần tập ti bình?

Nguyên nhân chủ quan

- Chia sẻ áp lực với những người mẹ bằng việc để ông bà, bố, nanny tham gia vào công cuộc chăm sóc thành viên nhỏ bằng việc duy trì nếp ăn, nếp sinh hoạt của con ngay cả khi mẹ mệt, bận việc, tận hưởng thời gian cá nhân hay đi làm sớm.

- Chủ động tạo cho con cơ hội kết nối với các thành viên khác trong gia đình, bắt đầu từ việc ăn mà không cần phải “nhịn đói” đợi mẹ đi làm về, vì con chỉ chịu ăn khi ti mẹ.

Mẹ bỉm chia sẻ tất tần tật bí quyết tập ti bình cho trẻ theo phương pháp easy thành công con bú ngoan mẹ yên tâm đi làm

Tập ti bình sẽ giúp con bớt sự phụ thuộc vào mẹ và mẹ sẽ có thời gian để làm những công việc khác. (Ảnh Facebook Lien Thuy Nguyen)

Nguyên nhân khách quan

- Mẹ không đủ sữa để con ăn sữa mẹ hoàn toàn, dẫn đến ăn vặt, ăn kém ngủ kém

- Con phản kháng với bình núm mới, do bình núm cũ không phù hợp bắt buộc phải đổi.

Nguyên nhân đặc biệt

- Trẻ bị ép ăn lâu dài dẫn đến mất phản xạ ăn, sợ ăn khi bữa ăn đến.

Mẹ bỉm chia sẻ tất tần tật bí quyết tập ti bình cho trẻ theo phương pháp easy thành công con bú ngoan mẹ yên tâm đi làm

Kiên trì là chìa khóa để thành công

Dù ở bất kỳ nhóm nguyên nhân nào thì để tập ti bình (hoặc thay đổi bất cứ thói quen cũ nào), trẻ (và cả mẹ cùng gia đình) cũng sẽ trải qua các trạng thái cảm xúc: buồn, chán nản và hoang mang, sau đó mới chấp nhận và có các bước phát triển tiến bộ.

Để tập ti bình thành công, đầu tiên mẹ cần hiểu về phản xạ bú mút. Phản xạ bú mút là phản xạ tự nhiên trẻ có được, đã xuất hiện từ khi con sinh ra và biến mất ở khoảng 2-4 tháng tuổi. Đây cũng là bản năng sinh tồn của trẻ, trẻ sẽ bú mút một cách vô điều kiện khi có vật chạm vào phía trên khoang miệng dù là ti giả, ngón tay của mẹ, núm ti bình hay ti giả.

Nếu không được học ăn chủ động, trẻ sẽ không biết làm gì tiếp theo khi có bình, núm trong miệng. Nhiều em bé dù có chọc cả bình vào trong miệng cũng không chịu mút. Sau đó sẽ được cho ăn bằng thìa, xi lanh,…

Hoặc nếu trẻ bị ép ăn trước khi phản xạ bú mút biến mất, thì 4 tháng sẽ là thời điểm trẻ phản kháng và nhen nhóm với sự sợ hãi khi bữa ăn đến.

Vậy nên, để tập ti bình (lại) cho trẻ thì việc đầu tiên là cần tôn trọng nguyên tắc không ép ăn và chỉ được mời ăn khi con đói. Vì không áp lực nào đủ lớn bằng cái đói cồn cào trong ruột gan cả.

Điều này đồng nghĩa với việc mẹ sẽ phải chấp nhận rằng con sẽ quấy, khóc và ngủ linh tinh cho đến khi bé chấp nhận việc ti bình mà không thay thế bằng bất kì hình thức cho ăn nào khác (ti mẹ, đút thìa, bơm xi lanh,..)

Hưởng thụ bữa ăn vui vẻ là mục đích con cần hướng đến. Hy sinh một vài bữa cũng không ảnh hưởng gì, mà lại tạo được cho con một nếp ăn vui vẻ cả đời thì tại sao mẹ không cố gắng thêm một chút?

Mẹ bỉm chia sẻ tất tần tật bí quyết tập ti bình cho trẻ theo phương pháp easy thành công con bú ngoan mẹ yên tâm đi làm

Tập ti bình sẽ thành công, khi đến độ tuổi nhất định bé có thể chủ động, vui vẻ tự ti bình mà không cần "nhờ vả" mẹ. (Ảnh Facebook Lien Thuy Nguyen)

Mẹ bỉm chia sẻ tất tần tật bí quyết tập ti bình cho trẻ theo phương pháp easy thành công con bú ngoan mẹ yên tâm đi làm

Nguyên tắc giãn cữ theo độ tuổi

Tập ti bình không có nghĩa là cứ nhét bình vào miệng bắt con ăn bất kể thời gian, giờ giấc.

Ví dụ, bé 12 tuần tuổi có khả năng dự trữ năng lượng cho 4 giờ không ăn (2 tiếng vui chơi, 2 tiếng ngủ) vào ban ngày (6-12 tiếng vào ban đêm). Nếu cứ 2 tiếng mẹ nhét bình vào miệng con một lần thì làm sao trẻ kịp đói và chấp nhận việc ti bình. Vô tình còn ép ăn, tạo ra tâm lý phản kháng khi bữa ăn đến cho trẻ.

Giãn cữ ăn theo tuần tuổi

- 0-4 tuần: giãn cữ 2.5 - 3 giờ

- 4 - 8 tuần: giãn cữ 3-3.5 giờ

- 8-16 tuần: giãn cữ 3.5 - 4 giờ

- Trên 16 tuần: ít nhất 4 giờ

Mẹ bỉm chia sẻ tất tần tật bí quyết tập ti bình cho trẻ theo phương pháp easy thành công con bú ngoan mẹ yên tâm đi làm

Trẻ ở mỗi độ tuổi, mẹ cần lưu ý giãn cử ti phù hợp cho trẻ. (Ảnh Facebook Lien Thuy Nguyen)

Mẹ bỉm chia sẻ tất tần tật bí quyết tập ti bình cho trẻ theo phương pháp easy thành công con bú ngoan mẹ yên tâm đi làm

Cách mời ti bình

Bước 1: Đặt con lên gối ăn có tư thế thoải mái.

Bước 2: Chạm bình vào môi trên của bé, và chờ bé há miệng thật to để mút bình vào.

Bước 3: Giữ bình ở độ dốc vừa phải khoảng 45 độ để sữa trùm lên phần núm, lỗ thông khí ở cổ bình thẳng với mũi của trẻ.

Bước 4: Gãi má từ tai về khoé miệng để kích thích trẻ việc bú mút.

Khi trẻ đòi ăn, mẹ thực hiện việc mời ti bình như hướng dẫn ở trên.

- Lần 1: Con từ chối ăn và đẩy bình ra. Dừng mời ăn.

- Lần 2: 5 phút sau lần 1 và lặp lại hành động mời ăn.

- Lần 3. 10 phút sau lần 2 và lặp lại hành động mời ăn.

Sau 3 lần mời nếu trẻ tiếp tục từ chối việc ti bình, mẹ dẹp bình và đợi đến cữ sau (3-4 giờ sau tuỳ theo độ tuổi của bé), và lặp lại trình tự mời ti bình với số lần mời giảm dần. Với các trường hợp đặc biệt sợ ti bình, cần thiết chỉ nên mời ăn 1 lần mỗi cữ.

Có trẻ sẽ nhịn đói đến trên 6 giờ, thậm chí 12-18 giờ (riêng em Bông nhà mình chơi hẳn 19 giờ) mới có phản xạ đòi ăn lần đầu tiên. Đây là bước đầu tiên quan trọng trong giai đoạn giúp con tập ti bình, để con hiểu rằng ti bình không có gì đáng sợ, nó giúp con có một bữa ăn no bụng. Dần dần giúp con thích ăn, yêu thích việc ăn và hưởng thụ khi bữa ăn đến.

Sau lần đầu tiên thành công này, mẹ ghi lại lượng ăn của con, đây là cột mốc ý nghĩa trên hành trình sắp tới.

Từ lần đầu tiên chấp nhận bình, trẻ có thể sẽ ăn kém hơn, hoặc có biểu hiện nhay núm bình. Đây là phản ứng tâm lý rất bình thường trên hành trình “đập vỡ thói quen cũ” và “làm quen với thói quen mới”.

Mẹ duy trì mời ăn như bình thường, nếu con chưa đói, không hào hứng khi bữa ăn đến, đừng vội, hãy kiên nhẫn đợi đến lần đòi ăn tiếp theo của con và tuyệt đối không mời quá nhiều lần dễ dẫn đến phản ứng tiêu cực. Mời 1 lần, khi thấy con nhè núm, quay đi là bữa ăn kết thúc, mẹ rút bình và đợi cữ ăn tiếp theo.

Mẹ bỉm chia sẻ tất tần tật bí quyết tập ti bình cho trẻ theo phương pháp easy thành công con bú ngoan mẹ yên tâm đi làm

Tập cho trẻ ti bình, bố mẹ cần kiên nhẫn, nếu ép buộc trẻ thì rất dễ phản tác dụng. (Ảnh Facebook Lien Thuy Nguyen)

Lưu ý khi mời con ăn

- Trẻ có tư thế ăn thoải mái, không bị ghì tay hay cố nhét bình vào miệng bé.

- Không cố ấn bình vào miệng khi trẻ không muốn ăn, nhè bình hay quay đi.

- Không cho ăn khi trẻ ngủ gật, không cho ăn để ngủ.

- Chọn bình, núm phù hợp.

- Không dùng phương pháp khác để cho con ăn trong quá trình tập ti bình. Việc này không giúp ích gì cho con ngoài việc khiến thời gian tập ti bình dài ra mà kết quả bé vẫn không chịu ti bình, ảnh hưởng cảm xúc và tinh thần của cả con và mẹ. Nếu mẹ đã muốn áp dụng phương pháp này, hãy kiên trì và tin tưởng trẻ làm được. 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm