Nội dung
Nước mía là món uống tự nhiên phổ biến trong mùa hè nóng, nhưng mẹ bầu có nên uống nước mía hay không?

Nếu bạn đang mang thai, bạn rất thèm uống nước mía để giải khát trong mùa hè nóng nực này nhưng băn khoăn liệu món uống có tốt cho bản thân mình cũng như thai nhi. Tham khảo những điều dưới đây bạn sẽ giải quyết được nỗi băn khoăn này đấy!

Thành phần dinh dưỡng của nước mía

Nước mía là món uống rẻ tiền và giàu chất dinh dưỡng. Trong nước mía có chứa các dưỡng chất thiết yêu cho cơ thể như vitamin A, B, C, canxi, protein và chất xơ, là những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu trong thai kì.

Lợi ích của nước mía với mẹ bầu

Uống một ly nước mía với một chút gừng có thể giảm tình trạng ốm nghén - một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể uống nước mía hơn hai lần/ngày, mỗi lần một lượng vừa đủ nếu bị ốm nghén nặng trong thai kỳ.

Chất polyphenol trong nước mía giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất đồng thời có tác dụng kiểm soát cân nặng của mẹ bầu khi mang thai.

Nước mía có chỉ số GI thấp (là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường), điều này giúp bạn giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, duy trì năng lượng và chống mệt mỏi khi mang thai.

Mẹ bầu có nên uống nước mía

Ảnh: Shutterstock.

Tăng cường khả năng miễn dịch cũng như giảm rủi ro thiếu hụt canxi hoặc các khoáng chất khi mang thai.

Nước mía là một phương thuốc phổ biến trị cảm và nhiễm trùng cổ họng. Nếu chẳng may mắc các bệnh này trong quá trình mang thai và bạn  không muốn uống thuốc thì nước mía là một giải pháp thay thế hữu hiệu.

Táo bón cũng là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách uống nước trái cây hàng ngày chẳng hạn như nước mía. Nước mía cũng như các loại nước hoa quả khác có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa và điều trị chứng táo bón.

Nước mía có thể ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày và giúp cho gan luôn khỏe mạnh bằng cách kiểm soát nồng độ bilirubin trong máu.

Lưu ý:

- Nên uống nước mía đảm bảo an toàn vệ sinh và uống ngay sau khi chế biến vì nếu để lâu, bạn có thể gặp nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh dạ dày.

- Chỉ nên uống một lượng vừa phải, nếu quá dư thừa có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe.

- Nên tham khảo ý kiến ​​ bác sĩ của bạn trước khi thêm nước mía vào chế độ ăn uống hàng ngày trong thai kỳ.

Tin Update
  • 04/06/15 14:02 Chuyện thật như đùa: “Thỏa mãn” không cần “chuyện ấy”
  • 03/06/15 21:34 Bí quyết "mê hoặc" chồng khi mang bầu
  • 03/06/15 17:31 Quan niệm sai lầm về sảy thai mẹ cần loại bỏ
  • 03/06/15 17:30 Lợi ích tuyệt vời khi mẹ bầu ăn mít

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm