Tiêu cự dài nhưng khẩu độ luôn lớn
Đều thiết kế thân máy liền với ống kính nhằm giúp máy trở nên gọn gàng hơn, cả 2 chiếc máy ảnh trên lại khắc phục được điều mà những người cầm máy e ngại nhất: khẩu độ luôn được mở lớn nhằm giúp hình ảnh luôn sáng và có độ nét cao khi thực hiện những cú bấm máy tốc độ cao.
Sony RX10 được nhìn nhận như một chiếc máy đa phương tiện thu nhỏ
Nếu như tiêu cự của Sony RX10 được xem là tiêu cự chuẩn cho giới phóng viên: ống kính Zeiss T 24-200mm với khẩu độ (f) 2.8, thì ở Lumix DMC FZ1000, tiêu cự được trang bị dài gấp đôi: Leica 25-400mm với f2.8-4, thích hợp khi săn ảnh từ xa, chụp chim cò hay thiên nhiên. Với những dòng ống kính có tiêu cự dài như 2 dòng trên, khẩu độ luôn bị đóng lại, có khi lên đến 6.3 khiến ảnh trở nên tối, bị out nét với tốc độ cao, thì ở cả 2 dòng máy này, khẩu độ như trên là một cuộc cách mạng thực sự cho những ai sử dụng.
Khẩu độ lớn giúp loại máy này cho chất ảnh tốt hơn các dòng máy phổ thông khác
Ngay cả những hãng chuyên dành cho giới chuyên nghiệp, mà nổi tiếng nhất là Canon và Nikon vẫn chưa đưa ra thị trường chiếc ống kính rời nào có tiêu cự và khẩu độ như vậy, nói chi đến dòng máy nhỏ gọn.
Panasonic với thiết kế Lumix DMC FZ1000 gọn gàng
Tốc độ bắt nét và chụp nhanh không thua máy chuyên nghiệp
Tuy chỉ nằm ở dòng máy phổ thông, nhưng cả Sony RX10 và Lumix DMC FZ1000 đều có tốc độ bắt nét (AF) kinh ngạc cùng độ phân giải tương đương 20 triệu điểm ảnh. Chỉ cần chưa đến 1/10 giây, cả 2 chiếc máy này đều bắt được điểm nét với tốc độ chụp lên đến 10 đến 12 tấm hình/1 giây khá chắc chắn, dù vật thể đang di chuyển hay đứng yên.
Màu sắc chuẩn và nét căng được đánh giá là ưu điểm của Sony RX10 dù chụp ở tiêu cự 200mm
Đây là ưu điểm lớn cho các phóng viên thời sự đang tác nghiệp trong điều kiện phải chạy đua cũng hình ảnh.Thậm chí khi đưa vào sử dụng trong thể thao, các khoảnh khắc đáng giá của các môn có tính đối kháng cao như bóng rổ, bóng đá cũng được ghi nhận một cách tương đối. Điều này đã được phóng viên báo Người Lao Động thử nghiệm trong điều kiện ánh sáng đèn trong nhà ở bộ môn bóng rổ và đua xe đạp trong ánh sáng ban ngày.
PV báo Người Lao Động và báo Thanh Niên tác nghiệp bằng Sony RX10 tại giải bóng rổ nhà nghề ABL 2014. Ảnh: Độc Lập
Nhược điểm lớn nhất cho cả 2 dòng này chính là việc luôn phải xem hình ảnh đang chụp qua màn hình điện tử, điều mà giới chuyên nghiệp luôn tỏ ra không thích so với việc trực tiếp nhìn qua kính ngắm điện tử. Yếu tố truyền ảnh trực tiếp qua Wi-Fi cũng được tích hợp khiến giới phóng viên trở nên thích thú với lựa chọn rẻ nhưng hiệu quả này, trong xu thế truyền thông đa phương tiện đang bước vào cạnh tranh khốc liệt.
Độ bắt nét nhanh hỗ trợ cho cánh phóng viên thể thao một cách tương đối, nhóm luôn có nhu cầu sử dụng máy chất lượng cao
Thân máy gọn gàng, giá thành trong điều kiện chấp nhận được với tầm 18 đến 20 triệu đồng, kèm theo tính năng quay phim hỗ trợ HD, việc Sony và Panasonic tung 2 sản phẩm này trong một thời điểm gần nhau cho thấy phân khúc máy ảnh phổ thông đang hướng dần đến hỗ trợ giới chuyên nghiệp ngày càng rõ nét hơn. Và chắc chắn trong tương lai gần, các đàn anh như Canon, Nikon sẽ cần phải tính toán lại để không phải mất thị phần trong cuộc đua này.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet