Màn hình luôn là thứ dễ bị tổn thương nhất. Những vết trầy dù nhỏ nhất cũng có thể bị nhận ra ngay. Bởi vậy các nhà sản xuất smartphone rất chú trọng đến độ bền của màn hình, đặc biệt là khả năng chống trầy.
Hiện nay, một số nhà khoa học, dẫn đầu bởi nhà hóa học Chao Wang thuộc trường Đại học California ở Riverside (Mỹ), đã nghiên cứu ra loại vật liệu có thể...tự lành được. Theo ông, nhóm đã sử dụng hỗn hợp vật liệu polymer mới và muối ion có thể tự kéo dài các phân tử. Nhờ đó, vết nứt có thể liền lại nhanh chóng trong vòng 24 giờ.
Vết cắt đã liền lại trong vòng 24 giờNhư hình ảnh hiển vi trên đây, bạn có thể thấy vết cắt đã được liền lại. Nguyên lý hoạt động đằng sau điều kì lạ này là các phân tử của loại vật liệu mới này có khả năng kéo dãn kích thước lên đến 50 lần. Như vậy khi có vết nứt xuất hiện, tức có khoảng trống giữa các phân tử thì chúng sẽ tự động "giãn nở" ra để lấp đầy.
Các phân tử Polymer đặc biệt này có thể lấp đầy một vết nứt thông thường trong vòng 24 giờ. Nhờ đó, về cơ bản màn hình đã tự lành lặn như chưa có gì xảy ra. Ông Wang lạc quan cho rằng công nghệ này sẽ được thương mại hóa vào năm 2020. Không chỉ màn hình mà pin cũng được hưởng lợi từ công nghệ này.
Chúng tôi nóng lòng không biết hãng smartphone nào sẽ đi tiên phong trong việc áp dụng loại vật liệu có khả năng tự chữa lành này.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet