Nội dung

Tã và bỉm là hai món đồ thiết yếu mà bất kỳ bà mẹ nào cũng cần chuẩn bị cho con ngay khi mới chào đơi. Bé sẽ dùng tã và bỉm cho đến tận năm 2,3 tuổi. Do vậy, lượng “ngân sách gia đình” dành cho loại vật dụng này là vô cùng lớn. Xin mách mẹ kinh nghiệm chọn bỉm, tã cho con

Tã giấy

Tã giấy được cấu tạo khá đơn giản bằng cách nén các lớp bông chặt và mặt sau tã có mặt dính để dán vào quần đóng tã cho bé. Tã giấy của trẻ thường chia làm 2 loại số 1 và số 2, khác nhau ở kích thước.

Trong khoảng 3 ngày đầu sau sinh cho đến 1 - 2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường đi tiêu xì xoẹt nhiều lần trong ngày, trung bình có thể từ 8 -10 lần, lượng phân lỏng mềm, “hoa cà hoa cải” rất ít. Mẹ có thể sử dụng tã giấy cho con trong giai đoạn này. Bình thường một tã giấy để được từ 2-3 tiếng nếu bé tè.

Bỉm dán và bỉm quần

 Mách nước mẹ mẹo chuẩn chọn bỉm tã

"Ma trận" bỉm có thể khiến nhiều chị em lần đầu làm mẹ bối rối (ảnh minh hoạ)

Trẻ từ 2 tháng đã có thể đóng bỉm ban đêm để ngủ một giấc dài. Trẻ 3 tháng bắt đầu cần chuyển sang dùng bỉm vaò phần lớn thời gian trong ngày.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng bỉm khác nhau cả nội địa lẫn hàng nhập khẩu Mỹ, Nhật. Để lựa chọn đúng loại bỉm phù hợp cho bé, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau

Lựa chọn theo giá tiền:

Giá bỉm sản xuất nội địa Việt Nam thường có giá 200-300.000 VNĐ một bịch to. Tính trung bình là 3500/ một miếng bỉm. Giá bỉm nhập khẩu Nhật, Mỹ, Thái theo đường xách tay hoặc do các công ty tư nhân nhập về thường có giá 550-600.000 VVND một bịch to. Tính trung bình vào khoảng 6000/ một miếng bỉm.

Lựa chọn theo kích thước:

Không nên mặc bỉm quá chật cho bé sẽ dễ dẫn đến khó chịu, viêm nhiễm nhưng ngược lại, mặc bỉm rộng quá sẽ khiến bé dễ bị tràn ra ngoài. Kích thước bỉm cho trẻ thường chia theo cân nặng: 0-5kg, 4-8kg, 6-11kg, 9-14kg và 12-22kg.

Lựa chọn theo giới tính:

Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống, vì thế nếu chọn bỉm ta cần chọn loại có thiết kế độ dầy tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất, hoặc có thể chọn loại quần có đường diềm để ta lót thêm tã vải vào bên trongBé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế ta cần chọn Bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã, vì thế có thể phủ thêm một lớp tã vải mỏng khác lên bộ phận sinh dục của bé và vệ sinh tã ngay khi phát hiện đã bị ướt.

Lựa chọn theo chất liệu:

Bỉm được cấu tạo gồm 3 lớp

Lớp trong cùng: 

Lớp này trực tiếp tiếp xúc với bề mặt da của em bé do đó, yêu cầu về chất liệu và độ an toàn, không độc hại được đặt lên hàng đầu. Mẹ chú ý kiểm tra bề mặt và chất liệu bỉm cẩn thận nhé vì đây cũng là lớp duy nhất ta có thể sờ trực tiếp được.

Lớp hút: 

Theo lý thuyết bình thường, lớp thấm hút này sẽ gồm những lớp bông dày để khi chất lỏng tràn xuống, nó sẽ thấm hút hết. Tuy nhiên khi bé tè hoặc đi tiêu nhiều lần, chất lỏng thường dày và thấm ngược lên trên vào da bé. Do đó ngày nay, hầu hết các hãng sản xuất bỉm đều sử dụng một loại hạt polymer thấm hút gọi là Super Absorbent Polymer (SAP) để ngâm và giữ chất lỏng ở trong. Đó cũng là lý do khi thay bỉm, mẹ sẽ thấy bỉm dày lên và khi sờ sẽ cảm nhận được các hạt sạn mềm.

Lớp chống thấm nước: 

Bài liên quan: 

Hầu hết các loại bỉm tã hiện nay đều có một lớp chống thấm nước ở vỏ ngoài cùng. Lớp này thường được làm bằng các chất liệu đặc trưng từ plastic.

Khi đang băn khoăn trước quá nhiều loại bỉm tã, bố mẹ nên ưu tiên chọn những sản phẩm có mặt thoáng dạng vải, vách chống trào mềm mại để không gây hằn trên da bé. Miếng dán phải đạt độ dính tốt, không gây tiếng ồn lớn khi mở ra. Màng đáy (bề mặt ngoài) phải thoáng khí. Đặc biệt chú ý không nên chọn loại tã bên trong phần tiếp xúc với da trẻ có plastic và polyester.

Nếu mẹ chọn dùng cho con loại bỉm nào, thấy con bị dị ứng hoặc có dấu hiệu mẩn đỏ, hăm da thì nên chuyển ngay cho con dùng một loại bỉm khác. Nhưng điều đó cũng chưa phải là căn cứ cuối cùng đánh giá chất lượng của một loại bỉm. Rất có thể, bé không hợp loại bỉm này nhưng lại hợp loại bỉm khác.

Quan trọng nhất khi cho bé dùng bỉm là phải thay bỉm cho bé thường xuyên. Ít nhất khoảng 4 – 6 lần/ngày. Không nên để bé mặc bỉm quá lâu, nước tiểu ngấm ngược trở lại rất có hại cho bé.

Để dùng bỉm một cách “kinh tế” mà vẫn hiệu quả, các mẹ có thể cho con sử dụng kết hợp nhiều loại bỉm. Ban ngày, các mẹ chủ động được việc thay bỉm cho con, nên cho con dùng những loại bỉm giá cả phải chăng, bình dân. Ban đêm, mẹ hãy chọn cho bé loại bỉm có chất lượng tốt hơn để bé ngủ sâu giấc.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm