Đeo vòng tay bạc và vòng cổ bạc lên người trẻ sơ sinh là quan niệm truyền thống của các bà các mẹ xưa kia với ý nghĩa chiếc vòng bạc có thể giúp trẻ tránh gió để không bị cảm lạnh. Tuy nhiên sau khi đọc câu chuyện dưới đây, chắc chắn nhiều bậc cha mẹ sẽ thôi ngay ý định này.
Chị Lỗ (Trung Quốc) mới hạ sinh con gái đầu lòng được 1 tháng thì mẹ chồng ở quê lên chơi. Bà nội mang theo một chiếc lắc tay bằng bạc để tặng cho cháu với mong muốn chiếc lắc bạc này sẽ giúp cháu tránh gió tránh mưa, ít ốm đau bệnh tật vặt vãnh. Thế nhưng điều khiến chị Lỗ cảm thấy lạ là từ khi đeo chiếc lắc bạc này, con gái chị thỉnh thoảng vẫn ốm những bệnh vặt vãnh nhưng rồi cũng chóng khỏi còn chiếc lắc bạc thì chưa thấy xám đi bao giờ. Ngược lại lắc bạc lại càng ngày càng sáng hơn.
Khi chia sẻ điều này với mẹ chồng, chị Lỗ nhận được câu trả lời rằng "thế thì con lo gì nữa, lắc bạc sẫm màu mới là dấu hiệu cho thấy con bé yếu, còn nó sáng tức là cháu của bà mẹ khỏe. Con không phải suy nghĩ nhiều".
Nghe những lời mẹ chồng nói, chị Lỗ cũng cảm thấy yên tâm phần nào. Tuy nhiên càng ngày chị lại càng thấy con gái có những biểu hiện không bình thường, quấy khóc và mẹ gọi không có phản xạ. Do đó chị Lỗ quyết định cho con đi khám. Lúc này bác sĩ mới phát hiện con gái chị Lỗ gần 1 tuổi bị nhiễm độc chì nặng, tin tức khiến chị sợ hãi. Bác sĩ lo sợ khu vực sinh sống của gia đình bị nhiễm chì.
Tuy nhiên khi nhìn lại chiếc vòng bạc trên tay con chị Lỗ, bác sĩ dường như hiểu ra vấn đề. Bác sĩ hỏi chị Lỗ "có phải đứa nhỏ thường xuyên gặm chiếc vòng tay này không?". Chị Lỗ gật đầu khiến bác sĩ quát lên "chì ở đây chứ chì ở đâu nữa".
Bác sĩ cũng thông tin thêm một số chiếc lắc bạc có chất lượng kém, chứa hàm lượng chì vượt quá cho phép sẽ gây ảnh hưởng cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt là những đứa trẻ thường xuyên có thói quen gặm nhấm nó. Tác hại do chì gây ra cho trẻ hầu như không thể phục hồi, chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh, tổn thương thận và khả năng miễn dịch, thường đi kèm với thể trạng tương đối thấp.
Sở dĩ nói nhiễm độc chì khiến trẻ “ngu ngơ” là bởi sau khi trẻ tiếp xúc và tiêu thụ quá nhiều chì, trẻ có thể bị suy giảm trí nhớ, kém tập trung, khó tiếp thu, tính tình dễ cáu gắt. Do đó các bậc cha mẹ cần đặc biệt cẩn trọng khi đeo vòng bạc cho con.
Trên thực tế không phải là không được đeo lắc bạc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng nếu muốn đeo cho con, cha mẹ nên nhớ:
- Không ham những đồ bạc rẻ, bán ở những nơi không uy tín vì nó không phải là bạc nguyên chất, có lẫn những chất độc hại.
- Vàng bạc trang sức mua cho bé không nên quá nhỏ, tránh nguy cơ bé nuốt vào miệng gây tắc họng.
- Nên lựa chọn những chiếc vòng mịn, hàn kín để không gây ảnh hưởng cho bé.
- Thường xuyên mang lắc bạc đi bảo dưỡng, lau chùi để đảm bảo vệ sinh an toàn cho con.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet