Nội dung
Hệ thống đo sáng trong máy chụp căn bản được gọi là TTL . Trong camera sẽ có thiết bị nhận và đo ánh sáng phản xạ từ chủ đề. Vì thế có thể nói thiết bị đo sáng trong thân máy là loại thiết bị đo sáng phản xạ. Có loại thiết bị đo cầm tay kiểu thu ánh sáng trực tiếp, nhưng trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về thiết bị đo sáng trong máy.

Kỹ thuật đo sáng và bù trừ sáng

Metering
Căn bản thì có 3 dạng đo sáng ( metering) trong thân máy.

1. Matrix metering : Đo sáng lấy trị số trung bình trên gần hết bề mặt hình ảnh

2. Center metering : Đo sáng trong một vùng nhỏ trung tâm hình ảnh

3. Spot metering : Đo sáng tại điểm trung tâm.

Kỹ thuật đo sáng và bù trừ sáng

Tùy theo cấp độ máy, có thể không có đủ các loại đo sáng kể trên hoặc có thay đổi trong từng loại đo sáng. Với công nghệ hiện nay thì các chức năng đo sáng đã thay đổi khá nhiều. Ví dụ như matrix metering được chia thành nhiều điểm hơn nên trị số trung bình trên toàn ảnh được đo chính xác hơn. Ứng dụng các loại đo sáng tôi sẽ quay lại trong bài căn bản thực hành.

Khi đo sáng, ánh sáng phản xạ từ chủ đề rất đa dạng. Màu sắc , chất liệu .... ảnh hưởng đến sự phản xạ ánh sáng nên nếu không có một tiêu chuẩn để đo sáng thì không được. Và người ta đã chọn màu xám gray 18% làm tiêu chuẩn để đo sáng. Do đó khi đo sáng trên thân máy, bạn cần phải hướng máy đo vào vùng gần với màu xám gray18% nhất. Khi cần thiết có thể dùng miếng giấy gray 18% đặt gần chủ đề để đo sáng.

Bản chất của thiết bị đo sáng trong thân máy như đã giải thích ở trên,nên khi chụp mặc dù đã đo sáng nhưng chuyện hình ảnh không đúng sáng vẫn xảy ra là chuyện bình thường. Chẳnh hạn như trường hợp hình ảnh toàn màu sắc sặc sỡ... thì đo sáng trong trong thân máy khó chính xác.
Compensation
Tôi tạm gọi những chủ đề có màu sáng như màu trắng cát biển, màu da người da trắng, màu mặt nước trong... là A . Màu đen của than, màu da người da đen , màu mặt nước đen... là B. Vì đo sáng bằng ánh sáng phản xạ nên hệ thống đo sáng trong máy rất dễ bị sai. Trong trường hợp này ta thấy rõ cùng một nguồn sáng như nhau nhưng khi đo sáng giữa A và B có thể chênh nhau 2 đến 3 F-stop. Cũng vì lý do này mà trong thân máy có đo sáng phải hỗ trợ thêm chức năng bù sáng ( compensation)

A nhiều màu trắng nên tính phản xa ánh sáng cao
B nhiều màu đen nên tính phản xa ánh sáng thấp

Khi đo sáng vào A thì phải điều chỉnh bù sáng theo hướng cộng (+) và khi đo sáng vào B thì phải điều chỉnh bù sáng theo hướng trừ (-). Hầu hết các máy có chức năng bù sáng đều có thể điều chỉnh từng nấc 1/2 hoặc 1/3 F-stop.


Trên thực tế việc đo sáng còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan khác. Ví dụ như thời điểm chụp hình, hướng ánh sáng chụp và môi trường chụp như ngoài trời, trong nhà hay studio. Về vấn đề này tôi sẽ chia sẽ tiếp trong những phần sau.


Sau đây là một vài ví dụ về đo sáng :

Để các bạn hiểu rõ hơn về chức năng bù sáng, tôi làm một cái test nhỏ sau
Hình ảnh được chụp bằng chế độ Av, đo sáng spot metering.
Hình đầu tiên chụp đo sáng vào Graycard 18% làm chuẩn.

Kỹ thuật đo sáng và bù trừ sáng

Loạt hình tiếp theo chụp đo sáng trực tiếp vào nền trắng của xe
Kỹ thuật đo sáng và bù trừ sáng

Rõ ràng các bạn dễ dàng nhận thấy nền trắng của xe lúc này được hạ xuống để có độ sáng tương đương với Graycard. Để có được nền trắng thì phải bù sáng theoi hướng tăng (+).

Đặt quyển catalog vào điểm đo sáng ta có kết ngược lại như sau:

Kỹ thuật đo sáng và bù trừ sáng

Ảnh chụp ra trở nên dư sáng vì máy đã nâng nền đen của quyển catalog để có độ sáng tương đương graycard. Lúc này cần phải bù sáng theo hướng giảm (-) để có được nền đen đúng với thực tế.

Kết quả cho thấy đo sáng của máy hoàn toàn phụ thuộc vào độ sáng của điểm đo sáng do đo sáng bằng phương thức phản xạ. Nếu có graycard chuẩn hay máy đo sáng trực tiếp thì việc đo sáng sẽ chính xác hơn và bạn sẽ không phải quan tâm nhiều đến việc bù sáng trong những trường hợp thông thường.

Chúc các bạn có được những tấm ảnh ưng ý

Minh Triết-Tổng hợp

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 laptop được đánh giá cao của Asus

Có thể nói thương hiệu Asus ngày càng được biết đến nhiều hơn trong thời gian gần đây. Bắt đầu từ năm 2011 với dòng Zenbook cao cấp, công ty Đài Loan cho thấy họ đủ khả năng thiết kế những sản...

Xem thêm